Vùng bờ biển Thừa Thiên - Huế bị sạt lở. Ảnh: Điền Quang. |
Sáng 25/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết các chủ các phương tiện, tàu thuyền đã nhận được thông tin và hướng di chuyển của bão Noru.
Trong tổng số 2.302 chiếc tàu thuyền của tỉnh Quảng Trị, hiện nay có 2.293 chiếc với hơn 6.000 thuyền viên neo đậu an toàn tại bến của tỉnh.
Riêng 9 tàu với 86 thuyền viên đang còn hoạt động trên biển, gồm 5 tàu tại khu vực đảo Cồn Cỏ và 4 tàu tại khu vực biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi. 9 tàu thuyền ngoại tỉnh với 72 thuyền viên đã vào neo đậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Tàu thuyền vào neo đậu ở Quảng Trị. Ảnh: D.L. |
Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị, địa phương này có 126 đập, hồ chứa thủy lợi, bao gồm 124 hồ chứa và 2 đập; trong 126 đập, hồ chứa có 14 hồ chứa lớn, một đập lớn, 22 hồ chứa vừa, 88 hồ chứa nhỏ và một đập nhỏ. Đến nay, tổng dung tích các Hồ chứa trọng điểm đạt trung bình khoảng 45,60% so với dung tích thiết kế.
Tại Thừa Thiên - Huế, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các địa phương, đơn vị thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến đường đi của bão, mưa lũ, cảnh báo thiên tai. Từ đó, tổ chức thông báo cho chủ phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Chính quyền địa phương vận động người dân di dời. Ảnh: Điền Quang. |
Các đơn vị được yêu cầu rà soát, có phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, vùng gò đồi, các khu vực trọng điểm, ngập úng đô thị.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn trước 7h ngày 26/9, tổ chức quản lý và tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi, bao gồm cả số ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, đầm phá.
Thừa Thiên - Huế có khoảng hơn 2.000 phương tiện tàu thuyền khai thác đánh bắt thủy hải sản với khoảng hơn 10.000 lao động trực tiếp trên biển, tại vùng đầm phá và 10.000 lao động nội đồng. Ngoài ra, còn có số lượng bán chuyên nghiệp theo thời vụ khác.
Chính quyền xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) đã tích cực vận động các hộ dân sẵn sàng di dời khi có lệnh. Đây là địa phương có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng khi bão đổ bộ do nước biển dâng, sạt lở.
Số lượng các hộ dân buộc phải di dời tại thôn Tân An, xã Phú Thuận là 21 hộ với 96 nhân khẩu. Những hộ này sẽ được di dời đến nơi an toàn trước bão Noru đổ bộ.
Siêu bão Noru
Nỗi sợ lũ về trong đêm của người miền Trung
2h sáng, lũ ùn ùn đổ về, kéo dài suốt một ngày. Nhiều nhà dân trở tay không kịp, ngậm ngùi nhìn tài sản chôn chặt dưới lớp bùn đặc.
Sự bất thường của siêu bão Noru
Giới khoa học cho rằng trong tương lai, cường độ bão trở nên khó dự đoán hơn. Điều này khiến các quốc gia dễ bị tổn thương vì khí hậu cần luôn sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.
Nước biển ở Huế đổi màu bất thường sau bão Noru
Sau bão Noru, bờ biển xã Lộc Vĩnh xuất hiện màu nước khác thường. Người dân nghi ngờ việc nước biển màu nâu đỏ có thể do nước thải từ bãi tập kết dăm gỗ gần đó gây ra.
Lời cảnh báo cho cả thế giới từ hai siêu bão
Trước lời cảnh báo về việc thời tiết cực đoan sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc, thế giới được cho vẫn làm chưa đủ để tự bảo vệ mình, đặc biệt khi hành tinh tiếp tục nóng lên.
Sạt lở chia cắt tỉnh lộ ở Quảng Nam, 6.000 người bị cô lập
Tuyến ĐT601 của tỉnh Quảng Nam sạt lở khiến 6.000 người thuộc 4 xã vùng biên giới bị cô lập.