Bà Amanda Murphy, Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp, Khu vực Nam và Đông Nam Á, HSBC châu Á - Thái Bình Dương và ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam mới đây đã đưa ra một số dự báo về tăng trưởng của hoạt động kinh tế số tại khu vực ASEAN và Việt Nam.
Theo đó, cả 2 vị chuyên gia tại HSBC đều nhìn nhận dù đang trong giai đoạn được xem là "mùa đông gọi vốn", Đông Nam Á vẫn là nơi có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất thế giới khi hoạt động này tại khu vực đã gia tăng 12% vào năm ngoái và dự kiến ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 16%, đạt giá trị gần 1.000 tỷ USD đến năm 2030.
Thông qua các cuộc thảo luận với khách hàng, gần đây nhất là tại Hội nghị Đầu tư Toàn cầu do HSBC tổ chức trong tháng 4, lãnh đạo HSBC nhận thấy thị trường ASEAN đàng ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Nhận định này cũng được phản ánh qua kết quả khảo sát gần đây mà ngân hàng đa quốc gia này thực hiện với các doanh nghiệp hoạt động tại ASEAN khi có đến 74% trong số doanh nghiệp được khảo sát có ý định tăng cường đầu tư vào khu vực trong năm nay.
Nhìn cận cảnh vào Việt Nam, bà Amanda Murphy và ông Ahmed Yeganeh cho rằng Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong giai đoạn 2022-2023 và dự kiến duy trì vị trí này cho đến năm 2025.
Đồng thời, Việt Nam cũng được dự báo sở hữu 67,3 triệu người dùng điện thoại thông minh vào năm 2026, chiếm gần 97% người dùng internet. Đáng chú ý, Việt Nam đã trở thành thị trường đi đầu trong ngành công nghiệp số đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
"Sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam tiếp tục gây ấn tượng, vào năm ngoái, lĩnh vực này đã đóng góp 16,5% vào GDP, với hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ghi nhận doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022", lãnh đạo HSBC chia sẻ thêm.
Trong khảo sát gần đây của tổ chức tài chính này, 60% doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cho biết có dự định đầu tư vào công nghệ và số hóa cho hoạt động kinh doanh hiện tại, với trọng tâm là thanh toán số, thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo.
Theo đó, những công ty này tin rằng việc ứng dụng và nâng cao dịch vụ số sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về sự tiện lợi và cải thiện hiệu quả hoạt động.
Trong bối cảnh này, HSBC cho rằng nguồn vốn đã trở thành huyết mạch đối với các công ty đổi mới. Do vậy, ngân hàng đã tăng cường các dịch vụ dành cho các công ty kinh tế số thông qua việc ra mắt Quỹ tăng trưởng ASEAN trị giá 1 tỷ USD. Quỹ có mục đích hỗ trợ tài chính cho các công ty kinh tế số có khả năng sinh dòng tiền bền vững, kể cả khi không đạt được các chỉ số tài chính truyền thống.
Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Visa: Trung bình người Việt không dùng tiền mặt 11 ngày liên tiếp
Visa cho biết Việt Nam dẫn đầu chuyển đổi thanh toán số ở Đông Nam Á với 88% người tiêu dùng đã chuyển đổi sang thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2023.
Nhật Bản thoát nguy cơ suy thoái
Nhật Bản đã tránh được suy thoái khi số liệu điều chỉnh cho thấy nền kinh tế này tăng trưởng trong quý IV/2023, thay vì giảm như ước tính sơ bộ.
Sau những biến động trên thị trường tài chính vài năm gần đây, đến nay, đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu đã chậm lại, một số chỉ báo kinh tế cho thấy đợt suy thoái đã qua đi.