Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hải quân Trung Quốc sẽ nhận hơn 100 chiến hạm mới

Trong 20 năm tới, Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp nhận hơn 100 chiến hạm tối tân do chính các nhà sản xuất nội địa cung cấp. 

Hải quân Trung Quốc sẽ nhận hơn 100 chiến hạm mới

Trong 20 năm tới, Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp nhận hơn 100 chiến hạm tối tân do chính các nhà sản xuất nội địa cung cấp. 

Thông tin trên được tuần san Military-Industrial Courier đặt trụ sở tại Mát-xcơ-va (Nga) công bố trước thời điểm diễn ra Triển lãm Hải quân quốc tế tại St Petersburg.

 
Chiến hạm Trung Quốc.

Theo Military-Industrial Courier, các quốc gia trên thế giới sẽ chi khoảng 745 tỷ USD để mua thêm chiến hạm mới trong vòng 20 năm tới. 

Ngay cả nền kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn khôi phục từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, song Mỹ vẫn duy trì vị trí cường quốc hải quân hàng đầu trên thế giới trong 2 thập niên tới. Theo đó, Hải quân Mỹ sẽ chi khoản tiền tiền trị giá 300 tỷ USD để mua 305 chiến hạm mặt nước, tàu ngầm và tàu cung ứng. 

Ngoài ra, các quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng sẽ chi tổng số tiền lên tới 108 tỷ USD để vươn lên vị trí số 2 trong danh sách các cường quốc hải quân trên thế giới. Trong đó, Hải quân Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vận hành khoảng 30% chiến hạm mới trong khu vực, tương đương với mỗi quốc gia sẽ sở hữu ít nhất 100 tàu chiến mới vào năm 2033. 

Mặc dù, Hải quân Trung Quốc liên tiếp tiếp nhận chiến hạm mới song vẫn không thể cạnh tranh với Mỹ. Hiện nay, Mỹ đang sở hữu số tàu chiến nhiều hơn Trung Quốc 200 chiếc. 

Không chỉ tập trung vào việc phát triển tàu sân bay, cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang đầu tư mạnh vào chế tạo tàu ngầm. Theo Military-Industrial Courier, trong 20 năm tới, các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương sẽ sản xuất 100 tàu ngầm mới. 

Ngay trong buổi lễ bế mạc Triển lãm Hải quân quốc tế ngày 7/7, Nga đã cho ra mắt một vài thế hệ tàu ngầm và chiến hạm mặt nước mới, nhằm quảng bá với khách hàng quốc tế. 

Một trong những sản phẩm nổi bật được Nga trình làng trong hội chợ lần này là tàu hộ tống lớp Steregushchy. Các tàu ngầm hộ tống lớp Steregushchy có khả năng chống tàu ngầm và tàu chiến cũng như hỗ trợ cho các hoạt hoạt động trên bộ. Ngoài ra, loại tàu này còn ứng dụng công nghệ tàng hình, giúp giảm đáng kể tín hiệu phải hồi tới radar của đối phương.

Một khi Hải quân Trung Quốc mua tàu ngầm hộ tống lớp Steregushchy, nó sẽ được sử dụng để ngăn chặn chiến hạm ven bờ Littoral của Hải quân Mỹ. 

Ngoài ra, Cục Thiết kế Rubin của Nga còn cho ra mắt phiên bản tàu ngầm Amur 950, có khả năng chuyên chở 10 tên lửa hành trình cùng lúc.

Theo Infonet

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm