Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc lần đầu đưa tàu sân bay ra tập trận

Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức cuộc diễn tập quân sự kéo dài một tháng dành riêng cho bài tập cất và hạ cánh máy bay trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Trung Quốc lần đầu đưa tàu sân bay ra tập trận

Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức cuộc diễn tập quân sự kéo dài một tháng dành riêng cho bài tập cất và hạ cánh máy bay trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Liêu Ninh cập cảng Thanh Đảo hôm 3/7/2013.

Liêu Ninh đã trở về cảng Thanh Đảo hôm 3/7, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đào tạo liên quan đến việc cất và hạ cánh máy bay chiến đấu J-15, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) cho biết trong một bài viết ngay trên trang nhất. Thời báo Hoàn cầu cũng đăng tải lên website của mình hình ảnh những chiếc máy bay nguyên mẫu sơn màu vàng cất cánh từ boong của Liêu Ninh.

Các bài tập là bước cuối cùng trong chương trình phát triển tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc, củng cố thêm sức mạnh trong việc khẳng định chủ quyền của nước này trong các tranh chấp trên biển mà Bắc Kinh đang theo đuổi. Cộng thêm vào đó, việc Trung Quốc có kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lên 10,7% trong năm nay cũng thể hiện quyết tâm thúc đẩy sự ảnh hưởng nhiều hơn ở châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đối trọng lại với chính sách trục châu Á của Mỹ trong khu vực này.

“Đó chỉ là một phần của chương trình đào tạo dài hạn. Chúng tôi nhìn thấy ý định lâu dài của Trung Quốc trong việc xây dựng lực lượng hải quân cùng với tàu sân bay”, ông Richard Bitzinger, nhân vật cấp cao tại Đại học Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định.

Chương trình này đã phát triển nhanh chóng kể từ khi Liêu Ninh được xây dựng. Liêu Ninh có gốc là thân của một tàu sân bay đang được thiết lập dở dang từ thời Liên Xô mà Trung Quốc đã mua lại của Ukraine trong năm 1998. Liêu Ninh hạ thủy vào tháng 9/2012, vào tháng 11/2012, lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cho thử nghiệm hạ cánh chiếc máy bay phản lực J-15. 5 tháng sau đó, chuẩn Đô Đốc Song Xue cho biết Trung Quốc sẽ xây dựng tàu sân bay mới lớn hơn cả Liêu Ninh.

Căng thẳng trong khu vực

Chương trình đào tạo diễn ra khi căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang gia tăng trên biển Hoa Đông về chủ quyền của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản đã bày tỏ "sự lo ngại nghiêm trọng" với Trung Quốc về việc tìm kiếm nguồn tài nguyên khí đốt tại khu vực kéo dài trong khoảng 26 km về phía tây trong vùng đặc quyền kinh tế của cả 2 nước, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga nói với các phóng viên ở Tokyo hôm 3/7.

Trung Quốc chưa bao giờ từ chối "cái gọi là đường trung tuyến. Nó chứng minh việc Trung Quốc thực hiện các hoạt động phát triển trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho biết tại một cuộc họp ngày 4/7.

Quá trình hiện đại hóa

J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh.

Việc nội địa hóa sản xuất J-15 cũng là một phần của quá trình hiện đại hóa ngành quân sự của Trung Quốc. Theo thông tin Tân Hoa Xã cho biết, Trung Quốc đang hy vọng sẽ sản xuất ra một chiếc máy bay chiến đấu có khả năng mang vũ khí bao gồm tên lửa chống tàu, tên lửa không đối không và không đối đất, cũng như bom dẫn đường chính xác.

Trung Quốc hiện có ngân sách quân sự lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc sẽ cần vài năm nữa trước khi Liêu Ninh có thể hoạt động đầy đủ và biết làm thế nào để xây dựng tàu sân bay riêng của mình, theo Bitzinger.

"Một tàu sân bay sẽ là biểu tượng nhưng nếu bạn thực sự muốn có một lực lượng trên tàu sân bay có hiệu quả thì bạn cần có hai, ba hoặc bốn chiếc. Việc xây dựng một tàu sân bay sẽ là thách thức lớn cho họ".

Phan Sương

Theo Infonet

Phan Sương

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm