Theo kết luận của cơ quan thanh tra giám sát, Grab đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký khoản vay nước ngoài.
Trong đó, công ty này đã không tuân thủ quy định về thời hạn gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài với khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn, và còn dư nợ gốc tại thời điểm 1 năm từ ngày rút vốn đầu tiên.
Số tiền Công ty TNHH Grab bị phạt là 120 triệu đồng tiền mặt và là mức phạt trung bình của khung tiền phạt được quy định theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 10 ngày từ khi nhận được quyết định xử phạt, Grab phải nộp tiền vào tài khoản Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội. Nếu quá thời hạn mà công ty không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế.
Đây không phải lần đầu tiên Grab bị cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng xử phạt về hành vi vi phạm trên.
Đây là lần thứ 2 từ đầu năm Grab bị cơ quan quản lý xử phạt với cùng một nội dung vi phạm. Hồi tháng 5, cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt với cùng hành vi vi phạm tương tự của Grab. Số tiền phạt khi đó cũng là 120 triệu đồng.
Đại diện Grab cho biết giống như một số doanh nghiệp khác đang hoạt động tại Việt Nam, trong quá trình kinh doanh công ty cũng phải huy động vốn vay từ nước ngoài.
Khi thực hiện vay vốn nước ngoài công ty này đã đăng ký với NHNN, tuy nhiên, hồ sơ gia hạn khoản vay hoàn chỉnh bị chậm so với quy định dẫn tới việc bị xử phạt trước đó.
Grab hiện là ứng dụng đặt xe và giao đồ ăn có thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến tháng 9, hãng nghiên cứu ABI cho biết, ứng dụng này đang chiếm 73% thị phần gọi xe với 146 triệu chuyến trên cả nước. Số thị phần của Grab vượt xa các đối thủ khác như Be với 16% và Go-Viet với 10%...
Chiếm đa số thị phần nhưng Grab Việt Nam liên tục hoạt động trong tình trạng thua lỗ. Trong 3 năm 2014-2016, Grab đã lỗ tổng cộng 938 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam. Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo cơ quan thuế tiến hành thanh tra Grab và xử lý, truy thu gần 3 tỷ tiền thuế, giảm lỗ công ty 56,6 tỷ đồng.
Theo công bố từ công ty mẹ - Grab Holdings Inc, đến cuối năm nay, tổng số vốn tập đoàn mẹ đã rót vào Việt Nam sẽ là 200 triệu USD và dự kiến rót thêm 500 triệu USD trong vong 5 năm tới.
Để có nguồn vốn duy trì kinh doanh thua lỗ cho các thị trường, công ty mẹ - Grab Holdings cũng phải thực hiện nhiều vòng gọi vốn từ các nhà đầu tư. Lần gần nhất công ty này huy động được 1,46 tỷ USD từ Quỹ Vision của SoftBank. Khoản vốn tăng thêm từ SVF nâng tổng số vốn huy động được trong vòng gọi vốn Series H của công ty lên hơn 4,5 tỷ USD.
Các nhà đầu tư khác trong vòng gọi vốn này gồm có Toyota Motor Corporation, Oppenheimer Funds, Hyundai Motor Group, Booking Holdings, Microsoft Corporation, Ping An Capital và Yamaha Motor.
‘Bất kỳ startup nào cũng có thể đến với Grab Ventures’
Bà Aditi Sharma - đại diện Grab Ventures, cho biết dự án hợp tác và đầu tư này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển giữa Grab và các doanh nghiệp, startup.
Tài xế GoViet bị khấu trừ 50.000 đồng/ngày để đóng thuế
Sau Grab, các tài xế hai bánh của GoViet cũng bắt đầu bị khấu trừ thuế hàng ngày nếu có tổng doanh thu tính thuế trong năm lớn hơn 100 triệu đồng.
Grab và những bước đi khôn khéo trong hành trình thành 'siêu ứng dụng'
6
Nếu đêm nhạc “Thanh Xuân’s Greatest Hits” là sự kiện đưa giới trẻ trở về thanh xuân, thì với Grab, đó là bước đi khôn khéo thể hiện sức mạnh hệ sinh thái siêu ứng dụng của mình.