Trong kết luận phiên tòa, ITC cho rằng Google đã đánh cắp công nghệ để sử dụng trong các sản phẩm. Do đó, Sonos hi vọng Google sẽ trả tiền bản quyền cho các công nghệ nói trên.
Thiết bị loa Google Nest. Ảnh: Inc. Magazine. |
Nhưng thay vì trả tiền bản quyền cho Sonos, Google lại quyết định đưa ra bản cập nhật phần mềm để loại bỏ các tính năng vi phạm bằng sáng chế. Theo Inc, Google cố tình làm cho sản phẩm của mình trở nên tệ hơn vì họ không muốn trả tiền bản quyền cho Sonos.
Vào năm 2013, trong khi Google tìm cách để dịch vụ nhạc trực tuyến của công ty hoạt động trên loa của Sonos. Sonos đã tiết lộ cho Google công nghệ của họ. Vào thời điểm đó, đây không phải là một vấn đề quá lớn bởi Google chưa sản xuất loa hay các sản phẩm nhà thông minh.
Đến năm 2014, sau khi mua Nest, Google mới bắt đầu thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh phần cứng. Sonos sau đó cho rằng Google đã "sao chép một cách trắng trợn và cố ý" công nghệ của mình.
Công nghệ được đề cập liên quan đến khả năng kết nối loa theo nhóm và kiểm soát âm lượng của họ. Sonos đã kiện Google và yêu cầu ITC chặn việc bán các sản phẩm của Google vi phạm bằng sáng chế của họ.
Bộ sản phẩm loa thông minh Google Home. Ảnh: Google. |
Thay vì chọn trả tiền bản quyền cho Sonos để đảm bảo quyền lợi người dùng, Google quyết định loại bỏ hoàn toàn các tính năng này.
“Do một số vấn đề pháp lý, chúng tôi sẽ thực hiện một số thay đổi với cách bạn thiết lập các thiết bị của mình. Nếu bạn đang sử dụng tính năng Speaker Group để điều khiển âm lượng, bạn sẽ nhận thấy một số thay đổi”, Google viết trong một bài đăng trên blog.
Giờ đây người dùng không thể đồng bộ hóa các thiết bị loa với nhau và kiểm soát âm lượng của chúng cùng một lúc mà sẽ phải điều chỉnh âm lượng trên từng chiếc riêng lẻ. Điều này cũng có nghĩa khách hàng sẽ không thể tiếp tục sử dụng điện thoại thông minh để điều khiển loa.