Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giáo dục thay thế - những gợi ý cho thời đại mới

Giáo dục thay thế được biết đến rộng rãi từ đầu thế kỷ 20, với các nhà mô hình của Maria Montessori và Rudolf Steiner.

Sau thời đại của Maria Montessori và Rudolf Steiner, những mô hình khác được đề xướng bởi Ivan Illich, John Holt, Krishnamurti…

Hiểu đúng về khái niệm giáo dục thay thế

Giáo dục thay thế là các phương pháp giáo dục không theo mô hình truyền thống mà được phát triển dựa trên nhu cầu cá nhân của người học hoặc cải thiện hạn chế của nền giáo dục thiên về học thuật. Không chỉ vậy, giáo dục thay thế còn mở ra những cách tiếp cận toàn diện, chú trọng phát triển tư duy, sự sáng tạo, khả năng cảm xúc và các kỹ năng xã hội - những phẩm chất cần thiết trong thế giới đương đại.

Các hình thức giáo dục thay thế đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những ngôi trường theo mô hình của Montessori và Steiner, phong trào giáo dục tại gia dần được lan rộng tại Anh, Mỹ, Australia... Những quốc gia có dân cư thuộc nhiều nhóm văn hóa khác nhau như Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc)… phát triển các môi trường giáo dục tập trung vào kiến thức về thiên nhiên và văn hóa bản địa. Công nghệ cũng thúc đẩy giáo dục thay thế, ví dụ tại Ấn Độ, các nền tảng học trực tuyến như Byju’s, Unacademy, Khan Academy… cung cấp nội dung giáo dục phong phú cho học sinh mọi lứa tuổi. Tại Đức, mô hình đào tạo nghề kép được cho phép từ cấp trung học, tạo cơ hội cho các học sinh sớm theo đuổi ngành nghề mình lựa chọn.

Những xu hướng giáo dục thay thế mới nở rộ này được truyền cảm hứng bởi Ivan Illich (1926-2002), triết gia, nhà lý luận xã hội người Áo nổi tiếng. Ông cho rằng mô hình giáo dục truyền thống nặng về các học thuật hạn chế khả năng thực tiễn, sáng tạo và không đáp ứng được thiên hướng của các cá nhân cũng như nhu cầu thực của xã hội. Trong cuốn sách “Công cụ cộng sinh” (Ivan Illich, Nguyễn Phương Anh dịch, Book Hunter & NXB Dân Trí, 2023), ông lập luận rằng giáo dục vốn là một “công cụ cộng sinh”, tức cần bổ trợ cho năng lực tự nhiên của con người thay vì cố định hướng con người vào một số ngành nghề nhất định.

Book Hunter,  Book Hunter Lyceum anh 1

Tác phẩm đầu tiên của Ivan Illich được dịch sang tiếng Việt do Book Hunter tổ chức dịch và xuất bản.

Khi giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, cùng với sự giao thoa văn hóa và giao lưu kinh tế, xã hội ngày càng đòi hỏi nhiều ngành nghề cần chuyên môn sâu hơn là làm công chức tại văn phòng hay công nhân tại nhà máy. Cùng với đó, sự phát triển của in ấn, giao thông, công nghệ thông tin… khiến việc tiếp cận kiến thức ngày một dễ dàng hơn, nhưng phải đối mặt với lượng kiến thức khổng lồ và liên tục đổi mới, vượt quá khả năng truyền dạy của hệ thống học thuật truyền thống.

Jiddu Krishnamurti (1895-1986), nhà tư tưởng tâm linh quan trọng thế kỷ 20, đã nhiều lần khẳng định vai trò của giáo dục cần vượt ra khỏi trách nhiệm truyền đạt kiến thức. Ông nhấn mạnh giáo dục có ý nghĩa giúp cá nhân kết nối với tự nhiên, giao cảm với con người, và khám phá nội tại, chỉ khi ấy, sự tiếp thu kiến thức mới đến một cách tự nhiên và thiết thực. Trong những năm cuối đời, Krishnamurti thúc đẩy thành lập những ngôi trường vận hành theo triết lý giáo dục mà ông đề xướng tại Anh, Mỹ và Ấn Độ. Trong năm 2024, Book Hunter đã tổ chức dịch và phát hành những tác phẩm giáo dục quan trọng của ông bao gồm “Trường học không sợ hãi”, “Kiến giải về giáo dục” và “Toàn thể biến dịch của cuộc sống đều là học tập”.

Book Hunter,  Book Hunter Lyceum anh 2

Bộ ba cuốn sách về giáo dục của Krishnamurti.

Cũng như Krishnamurti, John Holt (1923-1985), nhà tư tưởng giáo dục tại gia có ảnh hưởng nhất nước Mỹ, cũng nhấn mạnh vào việc học tập suốt đời và mang tính thực tiễn. Ông chủ trương giáo dục không nên chỉ giới hạn trong những môn học được chỉ định là bắt buộc, mà cung cấp nền tảng và tạo cơ hội cho cá nhân sớm tự chọn lựa theo thiên hướng của mình. Là người giảng dạy trực tiếp, ông nhận ra rằng có những đứa trẻ có thể tự học, đặc biệt qua môi trường thực tiễn, và ông đề xướng đưa nền giáo dục đến gần với đời sống hơn. Từ năm 2022 đến 2023, Book Hunter đã lần lượt tổ chức dịch và cho ra mắt công chúng bộ 6 cuốn sách của John Holt bao gồm “Trẻ em học như thế nào”, “Trẻ em khó học như thế nào”, “Thay vì giáo dục”, Trường học kém thành tích”, “Thoát khỏi tuổi thơ”, “Học mọi lúc”.

Book Hunter,  Book Hunter Lyceum anh 3

Bộ sách 6 tác phẩm quan trọng của John Holt.

Đến nay các mô hình giáo dục thay thế phát triển phong phú và ngày càng mang tính thực tiễn nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ và các xu hướng đề cao tính đa dạng văn hóa. Giáo dục thay thế có thể giúp xã hội phát triển phong phú ngành nghề, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ, cũng như giảm thiểu sự bất bình đẳng ngành nghề đang phổ biến ngày nay.

Book Hunter là đơn vị làm sách trẻ, đã cho ra mắt những tác phẩm triết học và nghiên cứu đồ sộ. Bên cạnh đó, Book Hunter đặc biệt quan tâm đến giáo dục thay thế và cho ra mắt những tác phẩm quan trọng của xu hướng này.

Độc giả tìm hiểu thêm về Book Hunter tại website Book Hunter Lyceum.

Co giao 'cham sach' hinh anh

Cô giáo 'chạm sách'

0

“Chạm sách” là hoạt động khuyến khích học sinh trường THPT Hòa Ninh (Long Hồ, Vĩnh Long) đọc sách, yêu quý sách do thạc sĩ Văn học nước ngoài Trần Huỳnh Nhị chủ trương.

Chi An

Bạn có thể quan tâm