Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dự án siêu vận tải cơ toàn cầu của Nga

Siêu vận tải cơ PAK TA của Nga có thể triển khai lực lượng quân sự ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới chỉ trong vài giờ.

RT đưa tin, Ủy ban công nghiệp quốc phòng Nga đang đề xuất phát triển một máy bay vận tải quân sự cỡ lớn.
RT đưa tin, Ủy ban công nghiệp quốc phòng Nga đang đề xuất phát triển một máy bay vận tải quân sự cỡ lớn. Máy bay mới sẽ tăng cường khả năng không vận chiến lược cho quân đội nước này.
Siêu vận tải cơ có tên gọi PAK TA, theo đề xuất thiết kế, máy bay sẽ có tốc độ siêu âm (khoảng 2.000 km/h)
Siêu vận tải cơ có tên gọi PAK TA. Theo đề xuất thiết kế, máy bay sẽ có tốc độ siêu âm (khoảng 2.000 km/h), mang theo tải trọng hàng hóa tới 200 tấn. Phi cơ có phạm vi hoạt động ít nhất 7.000 km. Khi hoàn thành, nó sẽ là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới.
a
RT ước tính, phi đội siêu vận tải cơ mới sẽ có khả năng chở theo 400 xe tăng chiến đấu chủ lực Armata và đạn dược đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Theo dự kiến, quân đội Nga sẽ sản xuất khoảng 80 chiếc PAK TA đến năm 2024. Điều đó có nghĩa là trong thập kỷ tới, Bộ chỉ huy trung ương Nga có thể triển khai lực lượng tăng thiết giáp ở mọi nơi.
a
Nhiệm vụ chính của PAK TA là vận chuyển xe tăng hạng nặng, các thiết bị quân sự khác phát triển trên khung gầm Armata, hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa đạn đạo chiến thuật, phương tiện chống tăng, pháo phản lực bắn loạt...
a
Theo các nguồn tin, dự án PAK TA sẽ phát triển trong nhiều năm để thay thế cho phi đội không vận hiện có. Đây là lần đầu tiên Nga lên tiếng về một dự án phát triển năng lực không vận chiến lược toàn cầu.
a
Theo bản đồ họa thiết kế PAK TA do công ty hàng không Ilyushin giới thiệu, siêu vận tải cơ được trang bị 3 động cơ, gồm một động cơ tuabin ở phía trên gần đuôi, 2 động cơ cánh quạt chạy bằng điện bên hông kết hợp với cánh tà để tạo ra lực đẩy vector. Business Insider nhận định, đây là kiểu thiết kế động cơ lần đầu được giới thiệu.

Tổ hợp tên lửa Nga thách thức siêu chiến đấu cơ Mỹ

Dù chi phí sản xuất thấp, nhờ chiến lược quân sự hiệu quả của Nga, hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã vượt mặt dự án chiến đấu cơ F-35 trị giá hàng tỷ USD của Mỹ.

Hệ thống phòng không tầm thấp trên tàu ngầm Kilo

Tàu ngầm Kilo không chỉ là một sát thủ dưới mặt nước mà còn có khả năng hạ gục các mục tiêu như trực thăng, máy bay tầm thấp và UAV.

Đức Hải

Ảnh: RT

Bạn có thể quan tâm