Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tổ hợp tên lửa Nga thách thức siêu chiến đấu cơ Mỹ

Dù chi phí sản xuất thấp, nhờ chiến lược quân sự hiệu quả của Nga, hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã vượt mặt dự án chiến đấu cơ F-35 trị giá hàng tỷ USD của Mỹ.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 được triển khai để bảo vệ bầu trời Moskva.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 được triển khai để bảo vệ bầu trời Moscow. Ảnh: Ria Novosti.

Về mặt truyền thống, Nga và Mỹ có chiến lược quân sự khác nhau. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ dựa vào các phi cơ trên tàu sân bay để thể hiện sức mạnh ở tây Thái Bình Dương, và chiến lược này được duy trì đến ngày nay.

Ngược lại, Nga cho rằng sân bay nổi sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu của các tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa tầm xa triển khai trên bờ. Nếu chiến tranh nổ ra, các máy bay ném bom tầm xa như Backfire Tu-95 sẽ cất cánh từ căn cứ an toàn sâu trong lục địa Nga, phóng tên lửa hành trình vào các tàu sân bay Mỹ. Sau đó, phi công Nga sẽ về nhà để xem những thiệt hại trên kênh truyền hình CNN.

 Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.

Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Ảnh: Ria Novosti.

Theo RBTH, lý do Nga chọn chiến lược quân sự này khá đơn giản. Trung bình một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ trị giá một tỷ USD, trong khi tên lửa hành trình chống hạm có giá trung bình khoảng một triệu USD hoặc thấp hơn. Theo tính toán của người Nga, số tiền để chế tạo một hàng không mẫu hạm có thể dùng để sản xuất hàng nghìn tên lửa hành trình. Ngay cả khi Moscow phát triển một phần trong số đó, tất cả tàu sân bay Mỹ cũng có nguy cơ bị đánh chìm.

Tên lửa hành trình mà Backfire mang theo có độ chính xác rất cao. Raduga Kh-22 (NATO định danh là AS-4 Kitchen) được trang bị đầu đạn hạt nhân. Theo chuyên gia vũ khí Bill Sweetman và Bill Gunston, tên lửa này có thể được "lập trình để bay vào cửa sổ của Lầu Năm Góc chính xác".

Để đối phó mối đe dọa từ tên lửa với các tàu sân bay, người Mỹ đang sử dụng F-35 như một sát thủ tên lửa hành trình. Hơn một nghìn tỷ USD đã được chi cho dự án này. Tuy nhiên, F-35 để lộ nhiều thiếu sót.

Tập đoàn Lockheed-Martin tuyên bố F-35 sở hữu hệ thống điện tử tiên tiến có thể gây nhiễu mọi vật hướng vào nó. Tuy nhiên, với S-400, nó sẽ không dễ dàng thoát khỏi.

"S-400 có nhiều tính năng đặc biệt để đối phó với công nghệ tàng hình, chẳng hạn một hệ thống radar lớn hơn, mạnh mẽ hơn với khả năng chống nhiễu tốt. Nó cũng sở hữu bộ 3 tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa tạo ra các lớp phòng thủ chồng chéo", Ivan Oelrich, một nhà phân tích quốc phòng độc lập, nhận định.

Rõ ràng những vũ khí của Lầu Năm Góc, đặc biệt dự án F-35, đang bị thách thức bởi các tổ hợp S-300 và S-400. Theo Trung tâm Sức mạnh Không quân Australia, S-300P/S-400 là hệ thống phòng không có tiềm năng nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Dù các phiên bản S-300P/S-400 thường được gắn nhãn "Patriot của Nga", hệ thống này có khả năng tốt hơn so với các dòng Patriot của Mỹ. Các phiên bản sau cơ động hơn nên năng lực sống sót tốt hơn nhiều so với Patriot.

S-400 có phạm vi theo dõi 600 km và khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 400 km với tốc độ 17.000 km/giờ, nhanh hơn tốc độ của mọi máy bay chiến đấu hiện nay. Lần đầu tiên được Nga triển khai năm 2010, mỗi tiểu đoàn hệ thống S-400 có 8 bệ phóng, một trung tâm điều khiển, radar và 16 tên lửa sẵn sàng khai hỏa.

"Với phạm vi hoạt động rất rộng và khả năng tác chiến điện tử hiệu quả, S-400 có thể biến một tổ hợp phòng thủ thành hệ thống tấn công", Paul Giarra, Chủ tịch Trung tâm Dịch chuyển và Chiến lược Toàn cầu nhận định.

Vali hạt nhân Nga và ma lực không dễ từ bỏ

Nếu ở Mỹ, Tổng thống là người duy nhất có quyền sở hữu vali hạt nhân thì tại Nga "sức mạnh hủy diệt" này được trao cho 3 nhân vật hàng đầu trong bộ máy chính quyền.

Vũ Thanh

Bạn có thể quan tâm