Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vali hạt nhân Nga và ma lực không dễ từ bỏ

Nếu ở Mỹ, Tổng thống là người duy nhất có quyền sở hữu vali hạt nhân thì tại Nga "sức mạnh hủy diệt" này được trao cho 3 nhân vật hàng đầu trong bộ máy chính quyền.

Lịch sử vali hạt nhân của Nga

Vali hạt nhân của Tổng thống Nga. Ảnh: Defence.pk
Vali hạt nhân của Tổng thống Nga. Ảnh: Defence.pk

Tên gọi chung cho các vali hạt nhân của Nga là Cheget. Chúng được đặt theo tên dãy núi Cheget ở vùng Kabardino-Balkaria thuộc Nga. Vali hạt nhân là một phần trong hệ thống tự động hóa mệnh lệnh tối cao và kiểm soát Lực lượng Hạt nhân Chiến lược (SNF).

Những vali hạt nhân được phát triển từ thập niên 80 dưới sự chỉ đạo của giám đốc Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) Yuri Andropov. Chúng xuất hiện lần đầu tiên khi cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev lên nắm quyền tháng 3/1985. 

Trong sự kiện tên lửa Na Uy ngày 25/1/1995, Tổng thống Nga lúc bấy giờ là Boris Yeltsin suýt kích hoạt vali hạt nhân sau khi hệ thống radar cảnh báo tên lửa Nga báo thông tin về một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) không rõ chủng loại và khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ khu vực phụ cận Spitsbergen của Na Uy, hướng thẳng về phía Nga. May mắn cho thế giới là trong vòng 5 phút nghẹt thở đó, các hệ thống radar cảnh báo tên lửa Nga đã kịp xác định đó chỉ là một tên lửa đẩy, chứ không phải là ICBM. 

Bên trong chuyên cơ của người quyền lực nhất thế giới

Đặc điểm nổi bật trong chuyên cơ của Tổng thống Putin là các đồ nội thất dát vàng sáng bóng và vô cùng sang trọng.

Biểu tượng quyền lực

A
Tổng thống Vladimir Putin nhận vali hạt nhân vào ngày 31/12/1999. Ảnh: Wikipedia 

Nếu như ở Mỹ, Tổng thống là người duy nhất có quyền sở hữu vali hạt nhân, thì Nga có tới 3 Cheget do Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng quân đội nắm giữ. 

Vali hạt nhân của Nga có hình dáng giống cặp đựng máy tính xách tay và nặng 11 kg. Nhiệm vụ của Cheget là cho phép Tổng thống ra lệnh khởi động một cuộc tấn công hạt nhân bằng cách truyền mã tới bộ chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF). Nó cũng cung cấp thông tin cảnh báo sớm cho Tổng thống về mọi cuộc tấn công hạt nhân trên toàn cầu. Cheget là biểu tượng sức mạnh của người quyền lực nhất nước Nga và được bàn giao qua mỗi nhiệm kỳ tổng thống.

Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Nga là người lựa chọn các sĩ quan xách vali hạt nhân tháp tùng Tổng thống. Trong mỗi phiên trực, các sĩ quan không chỉ canh gác mà còn phải đảm bảo khả năng hoạt động của vali và các kênh liên lạc đặc biệt.

Điểm khác biệt trong chiếc vali hạt nhân của Obama

Chiếc vali hạt nhân của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đại hơn rất nhiều so với công cụ răn đe mà các ông chủ Nhà Trắng tiền nhiệm từng sử dụng.

Ảnh: Wordpress
Cheget của Nga kết nối với hệ thống liên lạc đặc biệt có tên mã Kavkaz. Ảnh minh họa: Wordpress                                                                                         

Vali hạt nhân hoạt động ra sao?

Ba vali hạt nhân xuất hiện lần đầu khi Mikhail Gorbachev trở thành lãnh đạo Liên Xô năm 1985. Chúng kết nối với hệ thống liên lạc đặc biệt có tên mã Kavkaz gồm dây cáp, sóng radio và sóng vệ tinh nhân tạo. Kavkaz có khả năng điều khiển tên lửa hạt nhân, ngay cả khi hệ thống thông tin chính bị phá hủy. 

Trong trường hợp nguy cơ về một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nga xuất hiện, Cheget truyền hiệu lệnh sử dụng vũ khí có sức mạnh hủy diệt này tới thiết bị tiếp nhận thông tin cuối cùng mang tên Baksan được đặt tại các trung tâm chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu, các lực lượng tên lửa, Hải quân và Không quân. 

Theo Reuters, sau khi nhận tín hiệu mã hóa, nhân viên tại trung tâm sẽ dùng mã riêng để xác nhận chính Tổng thống đã gửi hiệu lệnh đó, chứ không phải ai khác. Một đường dây nóng được nối nhằm xác minh tình hình. Khi 3 quan chức hàng đầu là Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng quân đội đưa ra quyết định cuối cùng, nhân viên trung tâm sẽ kích hoạt mã tương thích và gửi chúng tới bệ phóng tên lửa và tàu ngầm hạt nhân. Khi ấy, các mã tích hợp và tên lửa phóng thẳng tới mục tiêu. 

7 lần ám sát hụt và lá chắn sống của Tổng thống Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin nổi tiếng là người đặc biệt coi trọng vấn đề an ninh. Chịu trách nhiệm bảo vệ ông là các vệ sĩ được tuyển chọn kỹ càng bởi Cục Bảo vệ liên bang (FSO).

Ma lực của Cheget

Sau khi Liên Xô sụp đổ, 3 vali hạt nhân được bảo vệ nguyên vẹn và bàn

Theo Hiến pháp Nga năm 1993, nếu Tổng thống mất khả năng điều hành đất nước trong mọi trường hợp, mọi nhiệm vụ sẽ được bàn giao cho Thủ tướng. 

giao cho Nga năm 1991. Kể từ đó, Tổng thống đầu tiên của nước Nga là Boris Yeltsin không rời vali quyền lực nửa bước. Thậm chí khi phải trải qua ca phẫu thuật tim năm 1996, đứng trước ranh giới mong manh sự sống và cái chết, vị Tổng thống có cá tính đặc biệt vẫn không chịu chuyển giao Cheget cho ai. Mặc dù vậy, thực tế, Thủ tướng Viktor Chernomyrdin cũng được nắm giữ vali hạt nhân trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng ngay sau khi Yeltsin tỉnh lại, Chernomyrdin đã ngay lập tức trả lại cho cho ông ta. 

Tháng 1/1999,  Yeltsin tiếp tục phải nhập viện và tạm dừng việc điều hành đất nước. Lần này, ông ta "quên" chuyển giao "vali quyền lực" cho Thủ tướng lúc đó là Yevgeny Primakov và quyết giữ nó. 

Cận vệ Tổng thống Putin dùng những vũ khí 'khủng' nào?

Những cận vệ trong bộ trang phục đen thuộc Cục An ninh Liên Bang (FSB) có trách nhiệm bảo vệ Tổng thống, Thủ tướng Nga được trang bị nhiều loại vũ khí cầm tay đầy uy lực.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm