Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 lần ám sát hụt và lá chắn sống của Tổng thống Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin nổi tiếng là người đặc biệt coi trọng vấn đề an ninh. Chịu trách nhiệm bảo vệ ông là các vệ sĩ được tuyển chọn kỹ càng bởi Cục Bảo vệ liên bang (FSO).

Các vệ sĩ luôn vây quanh Tổng thống Nga Vladimir Putin  - Ảnh: Getty Images
Các vệ sĩ luôn vây quanh Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty Images

Theo nguồn tin từ điện Kremlin, Tổng thống Putin từng là mục tiêu của 7 vụ ám sát hụt, lần đầu tiên vào năm 2000. Đã có ít nhất 7 vụ đâm xe có liên quan đến ông Putin và không vụ nào là một tai nạn bình thường. Năm 2004, tổ chức khủng bố Lữ đoàn Islambuli từng công khai đe dọa sẽ giết hại ông Putin.

Những kẻ cực đoan ở Chechnya cũng đưa ra tuyên bố tương tự trong năm đó. Cực đoan Chechnya khẳng định sẽ thưởng cho bất kỳ ai bắt cóc được ông Putin tới 20 triệu USD.

Do đó, sứ mệnh bảo vệ ông Putin của FSO rất nặng nề. Các vệ sĩ chịu trách nhiệm đảm bảo tính mạng của Tổng thống Nga được mệnh danh “những người mặc đồ đen”.

Cận vệ Tổng thống Putin dùng những vũ khí 'khủng' nào?

Những cận vệ trong bộ trang phục đen thuộc Cục An ninh Liên Bang (FSB) có trách nhiệm bảo vệ Tổng thống, Thủ tướng Nga được trang bị nhiều loại vũ khí cầm tay đầy uy lực.

Bên trong chuyên cơ của người quyền lực nhất thế giới

Đặc điểm nổi bật trong chuyên cơ của Tổng thống Putin là các đồ nội thất dát vàng sáng bóng và vô cùng sang trọng.

Cao to, vũ trang “khủng”

Theo trang Komsomolskaya Pravda, mỗi lần xuất hiện công khai, ông Putin luôn được 12 vệ sĩ có vũ trang vây quanh. Trong mỗi chuyến công du của ông Putin, hàng trăm vệ sĩ giám sát mọi hoạt động của Tổng thống suốt cả hành trình.

Đoàn xe của ông Putin thường bao gồm năm đến bảy xe bọc thép đặc biệt và ba đến 4 ô tô tuần tra trên đường cao tốc.

Lực lượng vệ sĩ của ông Putin được phân chia các nhiệm vụ cụ thể, từ việc làm lá chắn sống luôn che chắn cho Tổng thống, ngăn chặn từ xa những người muốn tiếp cận ông cho đến nhiệm vụ bắn tỉa.

Họ được triển khai trên các sân thượng và nổ súng tiêu diệt những kẻ có ý đồ làm hại ông Putin. Những “người mặc áo đen” thường được trang bị loại súng Gyurza 9mm.

Khi không có đạn, khẩu súng này nặng 995 g. Nó có thể chứa 18 viên đạn. Một trong những điểm mạnh của súng Gyurza là nó có thể xuyên thủng áo giáp chống đạn trong phạm vi 50 m.

a
Vệ sĩ bảo vệ ông Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel khi nhóm biểu tình ngực trần FEMEN "tấn công" ở Hannover trong một lần ông Putin đến thăm Đức. Ảnh: Getty Images

Ngoài ra, các vệ sĩ của ông Putin thường di chuyển trên xe Jeep được trang bị súng máy AK-47, AKS-74U và súng bắn tỉa Dragunov. Thậm chí họ còn sử dụng súng máy cỡ lớn RPK, súng phóng lựu và tên lửa vác vai.

Nguồn tin từ điện Kremlin cho biết ông Putin có quan hệ tốt với các vệ sĩ, luôn gọi họ bằng tên riêng. Xuất thân là một sĩ quan tình báo, ông Putin hiểu rõ các nguy cơ mình phải đối mặt. Các vệ sĩ luôn lo lắng nhất khi ông Putin bắt tay với người lạ trên đường phố.

Để trở thành vệ sĩ của Tổng thống Nga, các vệ sĩ phải đáp ứng những tiêu chuẩn ngặt nghèo như không quá 35 tuổi, cao từ 1,75-1,9 m, nặng từ 75-90 kg, thể lực hoàn hảo, đạt thành tích tuyệt vời ở các vị trí trước đó. FSO ưu tiên những người có kinh nghiệm quân sự dù đây không phải là tiêu chí bắt buộc.

Một quan chức FSO tiết lộ cơ quan này không thích tuyển dụng các cựu cảnh sát. Nguyên nhân bởi cảnh sát thường có tâm lý bắn súng cảnh báo và bắt giữ nghi can.

Ngược lại, nhiệm vụ chính của các vệ sĩ là bảo vệ tính mạng Tổng thống Putin bằng mọi giá. Các vệ sĩ của Tổng thống Nga hưởng mức lương cao nhưng do công việc quá căng thẳng, đầy áp lực, nên phần lớn nghỉ hưu trước tuổi 35.

Một ngày của người có ảnh hưởng nhất thế giới

Dù luôn bận rộn với công việc của đất nước, Tổng thống Vladimir Putin vẫn dành thời gian tập thể thao, học tiếng Anh, tới nhà thờ hay chơi với chó cưng.

Cẩn trọng tối đa

a
Các vệ sĩ thuộc Cục Bảo vệ liên bang Nga (FSO) tập luyện với các loại vũ khí. Ảnh: Pravda. 

Dư luận Nga thường tỏ ra ngạc nhiên với việc các vệ sĩ của ông Putin dường như không sợ cái lạnh hay nóng đến mức khắc nghiệt. Kể cả khi nhiệt độ hạ xuống dưới 0 độ C, vệ sĩ của ông Putin cũng vẫn chỉ mặc áo khoác mỏng để di chuyển dễ dàng trong những tình huống khẩn cấp.

Một số nguồn tin từ điện Kremlin tiết lộ các vệ sĩ sử dụng một số chất đặc biệt để tăng cường sự nhạy bén của các giác quan và sức mạnh thể lực.

Được một lực lượng chuyên nghiệp bảo vệ cẩn trọng như vậy nhưng một mối nguy cơ mà ông Putin luôn đặc biệt lo ngại là bị đầu độc, do đó tất cả các món ăn của ông đều được thử trước.

Trong bài viết về ông Putin trên tạp chí Mỹ Newsweek ngày 23/7/2014, nhà báo Ben Judah cho biết trước mỗi chuyến công du của ông, nhóm an ninh tiền trạm luôn có mặt ở địa điểm cần đến trước một tháng.

Họ kiểm tra kỹ càng khách sạn sẽ đón tiếp tổng thống để đảm bảo nó tuyệt đối an toàn. Khi ông Putin đến, khách sạn đó trở thành điện Kremlin.

Các đội an ninh thay thế toàn bộ đồ dùng trong nhà vệ sinh, gối, nệm, chén, bát, trái cây, thực phẩm… bằng các sản phẩm từ điện Kremlin. Những người phục vụ ông tại khách sạn như đầu bếp, nhân viên vệ sinh, dọn phòng… cũng đều là người đến từ Nga theo sự điều động của FSO và Cục An ninh liên bang Nga (FSB).

Ông Putin không bao giờ ăn thức ăn của nước ông đến thăm bởi an ninh của điện Kremlin không thể kiểm tra các loại thức ăn này. Thậm chí ông Putin không động đến thức ăn trong các buổi khánh tiết ở nước ngoài.

Do đó, đại sứ quán Nga ở nước ngoài thường phải giải thích rõ mọi chuyện với chính phủ các nước mà ông Putin đến thăm, đặc biệt những quốc gia có nền văn hóa ẩm thực nổi tiếng.

Vệ sĩ Triều Tiên hé lộ sự thật về nhà họ Kim

Một cựu vệ sĩ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il tiết lộ bí mật xung quanh các lãnh đạo Triều Tiên và cuộc huấn luyện gian khổ để trở thành vệ sĩ của người đứng đầu quốc gia.

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20141110/bi-mat-ve-nhung-nguoi-mac-do-den-cua-tong-thong-putin/669708.html

Theo Sơn Hà/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm