Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội, dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nhật Tân dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong quý 3/2024.
Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nhật Tân dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 3. Ảnh: PV/Vietnam+. |
Cụ thể, toàn tuyến từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Cầu Nhật Tân, nhà thầu đã thi công xong toàn bộ tường chắn đê bê tông cốt thép, cửa khẩu qua đê, tường chắn giao thông bên trái tuyến, thảm bê tông nhựa đường dân sinh hai bên đường Âu Cơ.
Đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Xuân Diệu đã thảm thô xong để thông xe kỹ thuật (200m). Đoạn từ nút giao Xuân Diệu đến chợ hoa Quảng An đã thảm thô 1/2 mặt cắt đường Âu Cơ tuyến chính trước Tết Nguyên đán 2024. Đến nay, nhà thầu đã thảm thô 1/2 mặt cắt đường Âu Cơ tuyến chính còn lại được 200/1.100 m, dự kiến thảm thô xong cả đoạn để thông xe kỹ thuật trước ngày 30/5 tới.
Đoạn từ chợ hoa Quảng An đến nút giao Lạc Long Quân đã thảm thô xong 2 làn đường mở rộng đường Âu Cơ tuyến chính; đã chuyển sang thi công kết cấu nền mặt đường mới (phần lõi) còn lại từ ngày 18/5/2024, phấn đấu hoàn thành thông xe kỹ thuật toàn tuyến trước ngày 30/6/2024.
Dự kiến, toàn tuyến dự án mở rộng đường Âu Cơ-Nhật Tân sẽ hoàn thành thảm mịn, thi công các hạng mục phụ trợ trồng cây xanh, chiếu sáng, tổ chức giao thông… trong quý 3/2024.
Dự án đầu tư xây dựng đồng bộ tuyến đường Âu Cơ đoạn từ lối vào khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Cầu Nhật Tân với chiều dài tuyến bổ sung khoảng 3,7 km.
Dự án xây dựng tường chắn bê tông cốt thép bên phải (phía ngoài đê) để thay thế một phần đê đất kết hợp với mở rộng mặt đường đê, cải tạo và chỉnh trang hệ thống đường gom dân sinh hai bên với quy mô mặt cắt ngang từ 26,5-31 m, trong đó mặt đường chính rộng từ 16,5-21 m (tương đương 4-6 làn xe). Tổng mức đầu tư giai đoạn hai là 544 tỷ đồng.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.