Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trích một phần tiền phạt vi phạm giao thông cho CSGT là chưa hợp lý

Theo đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi, quy định trích tiền xử phạt vi phạm giao thông cho CSGT không thống nhất với chính sách, quy định chung và các luật liên quan.

Chiều 22/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Quoc hoi anh 1

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi thảo luận tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) cho rằng, quy định trích một phần tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho CSGT là chưa hợp lý.

"Xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tất cả phải tuân thủ theo Luật Xử phạt vi phạm hành chính, tại sao lĩnh vực này lại quy định riêng, đưa ra quy định trích phần trăm tiền xử phạt vi phạm hành chính", đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi nêu vấn đề.

Nữ đại biểu cho rằng quy định này không thống nhất với chính sách, quy định chung và các luật liên quan như Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Ngân sách Nhà nước.

Đại biểu tỉnh Bến Tre cho biết, tại khoản 1, Điều 5 của dự thảo Luật quy định về Chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định: “Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Trích một phần khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, hiện đại hóa lực lượng CSGT”.

Vì vậy, đại biểu đề nghị không quy định trích một phần khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước trong dự thảo Luật, mà vấn đề này thực hiện theo Luật Ngân sách.

Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định liên quan việc Bộ Công an được trích một phần khoản tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước.

Khoản này sẽ được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hàng năm, Bộ Công an được Quốc hội phân bổ ngân sách theo hướng bố trí dự toán chi ngân sách từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước để tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, trình tự, thủ tục thực hiện việc bố trí ngân sách từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ quy định về nội dung này.

"Do đó, trên cơ sở ý kiến đề xuất của Chính phủ, tham khảo quy định tương tự tại khoản 3 Điều 112 Luật Thanh tra năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung nội dung này vào khoản 1 Điều 5 dự thảo Luật", báo cáo nêu.

Theo đó, khoản 1 Điều 5 dự thảo luật có quy định nội dung về "Trích một phần khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, hiện đại hóa lực lượng CSGT".

Phương án ban đầu cho nội dung này được đưa ra là "Lực lượng CSGT được trích không thấp hơn 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước", song khi đưa dự thảo luật ra Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách hồi cuối tháng 3, Chính phủ đã bỏ đề xuất này.

Đến nay, sau khi tiếp thu các ý kiến, Chính phủ tiếp tục đưa vào đề xuất trích tiền xử phạt vi phạm giao thông để đảm bảo trật tự an toàn giao thông và đầu tư hiện đại hóa lực lượng CSGT, song lần này, tỷ lệ khoản trích không được nêu cụ thể mà chỉ quy định "trích một phần".

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận thêm nhiệm vụ

Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành phê chuẩn Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh theo đề nghị của Chủ tịch nước Tô Lâm bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Tiểu sử tân Chủ tịch nước Tô Lâm

Sáng 22/5, nhận sự tín nhiệm từ đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Sáng 22/5, với 472 trong số 473 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Tô Lâm giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội

Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc,... của người Hà thành.

Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

https://vtcnews.vn/dbqh-trich-mot-phan-tien-phat-vi-pham-giao-thong-cho-csgt-la-chua-hop-ly-ar872616.html

Minh Tuệ - Anh Văn/VTC News

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm