Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa gần nửa triệu tỷ

Vietcombank tiếp tục có năm thứ 3 dẫn đầu thị trường về vốn hóa với quy mô 448.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn hóa của một số doanh nghiệp như Vingroup, Vinhomes lại bị thu hẹp.

Vietcombank là doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa trên 400.000 tỷ đồng. Ảnh: Nam Khánh.

Bước sang năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận 50 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa trên 1 tỷ USD (tương đương hơn 24.000 tỷ đồng). Tổng giá trị vốn hóa của 50 doanh nghiệp này tính đến phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023 đạt gần 4 triệu tỷ đồng.

Trong đó, với quy mô trên 448.800 tỷ đồng, Vietcombank là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường kể từ cuối năm 2020 đến nay. Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm mới 2024 với mức vốn hóa xấp xỉ nửa triệu tỷ đồng trên sàn chứng khoán Việt.

Ngoài Vietcombank, top 10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán còn có BIDV, Vinhomes, PV Gas, Vingroup, Hòa Phát, VPBank, VietinBank, ACV và Vinamilk.

Vốn hóa nhóm ngân hàng "phình to"

Sau năm 2022 không mấy thuận lợi, thị trường chứng khoán trong nước ghi nhận sự hồi phục nhanh chóng của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trong năm 2023. Quy mô của các doanh nghiệp qua đó cũng cải thiện và “nở ra” đáng kể.

Điển hình như Vietcombank năm qua ghi nhận giá cổ phiếu tăng 18,5% lên mốc 80.300 đồng/đơn vị. Cuối tháng 7/2023, thị giá VCB từng có thời điểm đóng cửa ở mốc 93.400 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh), đưa giá trị vốn hóa nhà băng vượt nửa triệu tỷ đồng.

Đáng chú ý, Vietcombank là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên chạm đến con số này trong suốt 23 năm kể từ ngày thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động.

- Top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt:

STT Doanh nghiệp Mã chứng khoán Giá đóng cửa cuối năm 2023
(đồng/cổ phiếu)
Vốn hóa thị trường
(tỷ đồng)
1 Vietcombank VCB 80.300 448.804
2 BIDV BID 43.400 247.398
3 Vinhomes VHM 43.200 188.108
4 PV Gas GAS 75.500 173.403
5 Vingroup VIC 44.600 170.535
6 Hòa Phát HPG 27.950 162.523
7 VPBank VPB 19.200 152.331
8 VietinBank CTG 27.100 145.526
9 TCT Cảng hàng không Việt Nam ACV 66.000 143.678
10 Vinamilk VNM 67.600 141.280

Việc cổ phiếu hồi phục cũng giúp vốn hóa của BIDV tăng mạnh lên gần 247.400 tỷ đồng vào cuối năm 2023 và là một trong 2 doanh nghiệp (bên cạnh Vietcombank) khởi đầu năm 2024 với mức trên 200.000 tỷ đồng. So với đầu năm 2023, giá cổ phiếu BID đã tăng gần 27%.

Hiện nhóm ngân hàng đang đóng góp 4 cái tên trong top 10 doanh nghiệp quy mô nhất sàn chứng khoán. Bên cạnh Vietcombank, BIDV còn có VPBank và VietinBank.

Chốt sổ năm 2023, vốn hóa của 2 ngân hàng trên lần lượt đạt 152.300 tỷ đồng (xếp thứ 7) và 145.500 tỷ đồng (xếp thứ 8). Cổ phiếu của 2 ngân hàng cũng tăng 12,5% và 11,1% so với đầu năm.

Hòa Phát là doanh nghiệp hiếm hoi không thuộc nhóm ngân hàng ghi nhận vốn hóa hồi phục tích cực trong năm vừa qua, đạt trên 162.500 tỷ đồng.

Tháng 11/2022, bức tranh tiêu cực của nền kinh tế nói chung và của ngành thép nói riêng đã kéo giá cổ phiếu HPG xuống ngưỡng 12.000 đồng/đơn vị, mức thấp nhất trong vòng 23 tháng. Từng là doanh nghiệp giá trị lớn thứ 4 sàn chứng khoán vào thời đỉnh cao nhưng đã có lúc vốn hóa của Hòa Phát bị đẩy khỏi top 10.

Đến năm 2023, cổ phiếu HPG hồi phục ấn tượng và đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm này ở mức 27.950 đồng/cổ phiếu, tăng 55%.

Với đà tăng ấn tượng kể trên, Hòa Phát trở thành doanh nghiệp khởi đầu năm 2024 với quy mô vốn lớn thứ 6 thị trường chứng khoán Việt.

Vingroup, Vinhomes giảm hàng trăm nghìn tỷ đồng

Trong khi đó, cả Vingroup lẫn Vinhomes đều khởi đầu năm mới 2024 với mức vốn hóa thấp hơn so với năm 2023.

Tính đến cuối năm 2023, vốn hóa của 2 doanh nghiệp “họ Vin” giảm còn lần lượt 170.500 tỷ đồng188.100 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2023, cổ phiếu VIC và VHM dành phần lớn thời gian đi ngang. Tuy nhiên, kể từ tháng 7, giá cổ phiếu bất ngờ tăng vọt nhờ đón nhận hàng loạt thông tin tích cực bên kia bán cầu, đáng chú ý nhất là sự kiện cổ phiếu VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) thông qua một thương vụ SPAC.

Thời điểm đó, cổ phiếu VIC đã tăng chạm mốc 75.600 đồng/đơn vị, cao nhất trong hơn một năm trước đó. Trong khi, cổ phiếu VHM cũng chạm mốc 63.000 đồng/đơn vị.

Dẫu vậy, đây chỉ là đợt tăng giá trong ngắn hạn. Sau khi cơn sốt VinFast hạ nhiệt, bộ đôi cổ phiếu này nhanh chóng tụt dốc và xuyên thủng hàng loạt ngưỡng hỗ trợ. Vốn hóa của 2 đầu tàu lĩnh vực bất động sản cũng bốc hơi hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023, thị giá VIC tạm dừng ở mức 44.600 đồng/cổ phiếu, trong khi VHM dừng ở 43.200 đồng/cổ phiếu, giảm lần lượt 17% và 10%.

Có kết quả kinh doanh tích cực, nhưng với việc cổ phiếu miệt mài dò đáy năm 2023 cũng khiến vốn hóa của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khởi đầu năm 2024 thấp hơn đáng kể.

Trong năm 2023, giá cổ phiếu ACV đã giảm trên 22% và thậm chí chưa phát tín hiệu tạo đáy. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tốc độ phục hồi chậm chạp của ngành hàng không lẫn du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp này đang phải chịu áp lực lớn khi là chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành.

Trong năm 2024 này, ACV khởi đầu năm với mốc vốn hóa trên 143.000 tỷ đồng.

Tài sản 6 tỷ phú Việt Nam biến động ra sao năm 2023?

3 trong 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam theo danh sách của Forbes ghi nhận tài sản gia tăng trong năm 2023. Trong khi đó, tài sản của 2 tỷ phú bị suy giảm và một người giữ nguyên.

VN-Index được dự báo tăng lên vùng 1.150 điểm ngay tuần đầu năm

Các công ty chứng khoán đều nhận định VN-Index có thể dễ dàng vượt kháng cự trước mắt là 1.130 điểm. Trong những phiên giao dịch tới có thể xuất hiện rung lắc nhẹ.

Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'

Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn.

Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm