Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp bình ổn TP.HCM chuẩn bị 20.000 tỷ đồng phục vụ Tết

Đây là nguồn vốn được các doanh nghiệp chuẩn bị để phục vụ 2 tháng Tết, trong đó 8.000 tỷ đồng dành riêng cho hàng hóa tham gia chương trình bình ổn thị trường.

Thông tin này được ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, chia sẻ với báo chí mới đây. Theo vị này, riêng tháng cao điểm Tết từ ngày 1 đến 30 tháng Chạp Âm lịch, các doanh nghiệp bình ổn thị trường trên địa bàn đã chuẩn bị nguồn vốn 12.000 tỷ đồng, trong đó dành 4.200 tỷ đồng cho hàng bình ổn.

Qua đó, mỗi tháng có hơn 5.200 tấn lương thực, 5.600 tấn thịt gia súc, gần 8.500 tấn thịt gia cầm, hơn 54 triệu quả trứng gia cầm, 9.200 tấn rau củ quả, gần 300 tấn thủy hải sản... được cung ứng ra thị trường với mức giá bình ổn.

Trong đó, nhiều nhóm hàng đủ sức chi phối thị trường như thịt gia cầm (chiếm 54,3% nhu cầu của người dân TP), trứng gia cầm (46,7%), thực phẩm chế biến (22,1%), thịt gia súc (20,2%), dầu ăn (21,4%)...

doanh nghiep binh on anh 1

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM chia sẻ về tình hình chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn TP. Ảnh: T.N.

Hàng hóa dồi dào, giá ổn định

Theo ông Phương, các doanh nghiệp bình ổn cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết, đồng thời giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm...

Đồng thời, doanh nghiệp phối hợp các hệ thống phân phối triển khai nhiều chương trình khuyến mại. Đơn cử, các mặt hàng thiết yếu gồm thịt heo, gà ta, thịt bò, thủy hải sản, rau củ quả, trái cây... tại các chuỗi bán lẻ của Saigon Co.op đồng loạt giảm giá.

Trong khi đó, Satra chuẩn bị lượng hàng tổng trị giá khoảng 500 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết năm ngoái, với nhiều sản phẩm giảm giá lên đến 49%. Aeon cũng giảm đến 50% nhiều mặt hàng Tết với tổng giá trị 72 tỷ đồng.

Các hệ thống của Central Retail, Bách Hóa Xanh, MM Mega Market, Emart, WinCommerce, Gigamall, FPT, Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động, Thiên Hòa... cũng có nhiều khuyến mại, ưu đãi.

Song song đó, ông Phương cho hay lượng nông sản cung ứng cho thị trường TP thông qua 3 chợ đầu mối cũng đạt bình quân 7.600 tấn/ngày, gồm 800 tấn thịt gia súc, gia cầm, 1.200 tấn thủy hải sản, 5.600 tấn rau củ quả. Dự kiến cận Tết, lượng hàng nhập về chợ tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 13.000-15.000 tấn/ngày.

Ở kênh phân phối hiện đại, TP có 46 trung tâm thương mại, 237 siêu thị (gồm 105 siêu thị tổng hợp và 131 siêu thị chuyên ngành), 3.012 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động. Tổng lượng hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cung ứng ra thị trường bình quân 1.800 tấn/ngày.

Siêu thị kéo dài thời gian phục vụ

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, bên cạnh việc đẩy mạnh nguồn hàng và bình ổn giá bán, Sở Công Thương TP.HCM cũng đã vận động các hệ thống siêu thị kéo giãn thời gian phục vụ khách hàng dịp Tết này.

Đến nay, một số chuỗi đã thông báo kéo dài thời gian hoạt động trong Tết. Cụ thể, hệ thống Go!, Big C, Tops Market sẽ mở cửa từ 7h đến 23h mỗi ngày từ nay đến 29 tháng Chạp, riêng ngày 30 tháng Chạp đón khách đến 14h. Sau khi tạm nghỉ ngày mùng 1 Tết, hệ thống này sẽ mở cửa trở lại từ 10h sáng mùng 2.

Chuỗi đại siêu thị MM Mega Market cũng cho biết sẽ mở cửa xuyên suốt dịp Tết với khung giờ phục vụ từ 6h sáng 23h mỗi ngày, chỉ nghỉ mùng 1 Tết.

"Đồng thời, căn cứ tình hình khách hàng thực tế, giám đốc mỗi trung tâm có thể quyết định kéo dài thời gian mở cửa muộn hơn để phục vụ khách hàng, không để khách hàng phải về mà chưa mua sắm được đủ hàng hóa cho Tết, đặc biệt là những khách hàng vẫn còn phải đi làm vào giờ hành chính", đại diện MM Mega Market nói thêm.

doanh nghiep binh on anh 2

Các hệ thống bán lẻ tăng nguồn hàng, giảm mạnh giá bán và kéo dài thời gian phục vụ trong dịp Tết. Ảnh: WinCommerce.

Theo các hệ thống bán lẻ, sức mua những ngày gần đây, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch, đã tăng mạnh so với ngày thường. Từ nay đến cận Tết, dự báo sức mua sẽ tiếp tục tăng cao song song với các chương trình khuyến mại sâu, các đơn vị đang đẩy mạnh tuyển dụng lao động thời vụ.

Nhìn lại năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn TP.HCM đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ, trong khi mức tăng của cả nước khoảng 19,8%. Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa ở TP đạt 625.520 tỷ đồng, tăng 20,5%.

Sở Công Thương TP.HCM cho biết đang phối hợp chặt chẽ với các hệ thống phân phối, vận động chiết khấu ưu đãi, chia sẻ chiết khấu và các chi phi khác trong giai đoạn hiện nay để giảm áp lực tăng giá bán đến tay người dùng.

Đặc biệt, cơ quan này cũng làm việc với các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường nhằm nắm bắt những khó khăn cụ thể về nguồn vốn, qua đó phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM để xử lý triệt để, đảm bảo nguồn vốn, hạn mức tín dụng với lãi suất ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp ổn định chi phí sản xuất, từ đó ổn định giá thành sản phẩm.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

TP.HCM, Hà Nội chi hơn 60.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng hóa Tết

Ước tính nhu cầu mua sắm Tết năm nay tăng khoảng 4-7%, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã chi hàng chục nghìn tỷ đồng dự trữ hàng hóa.

TP.HCM chuẩn bị gần 40.000 tấn hàng cho dịp Tết

Mới đây, trong buổi họp thường kỳ Sở Công Thương đã công bố lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm dự kiến cho dịp Tết, đồng thời sẽ tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu tại TP.HCM.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động trong biên hẹp tuần này cho thấy kim loại quý vẫn đang bị giới hạn. Chuyên gia Phố Wall và nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đang bối rối về triển vọng của giá vàng tuần tới.

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm