Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

DN ở TP.HCM không chịu trả đất thuê của Nhà nước để làm vành đai 3

Thuê khu đất của nhà nước đầu tư trại cá sấu nhưng khi được TP.HCM vận động thu hồi 14 ha làm vành đai 3 thì Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn không chịu bàn giao.

Ngày 11/5, Ban chỉ huy dự án thành phần 2 - dự án đầu tư xây dựng vành đai 3 TP.HCM gửi công văn khẩn về việc xem xét, kiểm tra xử lý chi bộ và Đảng viên có dấu hiệu vi phạm tại Công ty CP Lâm nghiệp Sài Gòn đến Đảng ủy Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn.

Dấu hiệu vi phạm có liên quan công tác thu hồi 14,2 ha đất làm vành đai 3 do doanh nghiệp này đang tạm quản lý, sử dụng.

"Lãnh đạo công ty không thiện chí, không hợp tác, không chấp hành và đưa ra nhiều yêu sách bất hợp lý, không đúng quy định pháp luật", nội dung công văn nêu.

Hồi tháng 10/2004, UBND TP quyết định thu hồi 23,9 ha đất tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh và cho Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn thuê một phần diện tích để xây Trại cá sấu. Hạn cuối thuê đất đến tháng 10/2054.

Đến năm 2013, Sở TN&MT ký Phụ lục hợp đồng thuê đất sau khi đơn vị này tên đổi thành Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Sài Gòn. Hai năm sau, doanh nghiệp này cổ phần hoá thành Công ty cổ phần Lâm nghiệp Sài Gòn, nhưng đến nay chưa được thành phố ký quyết định cho thuê đất để tiếp tục nuôi cá sấu.

Hiện, vị trí đất TP cho doanh nghiệp này thuê thuộc quy hoạch đất rừng. Bên cạnh đó, khu đất cần giải tỏa khoảng 14,2 ha do có dự án đường vành đai 3 đi qua.

Vì vậy, Sở TNMT đã kiến nghị chỉ tiếp tục giải quyết cho doanh nghiệp thuê đất nuôi cá sấu đối với phần diện tích còn lại sau khi trừ 14,2 ha ảnh hưởng bởi vành đai 3 (đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất).

Theo đó, ông Phạm Viết Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Lâm Nghiệp Sài Gòn đã đề nghị các cơ quan sớm xem xét phê duyệt cho doanh nghiệp thuê đất, ký lại hợp đồng thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới bàn giao 14,2 ha đất làm vành đai 3 TP.HCM cho địa phương. Với lý do công ty này chỉ đang tạm quản lý khu đất nên không có quyền bàn giao.

Giải thích cho doanh nghiệp, các cơ quan chuyên môn khẳng định đề nghị của doanh nghiệp và việc doanh nghiệp chấp hành bàn giao diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án là 2 việc khác nhau. Trong khi vành đai 3 quy hoạch từ năm 2011, đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất nên không đủ điều kiện xem xét cho thuê. Cơ quan chức năng cũng thuyết phục, vận động nhưng doanh nghiệp không hợp tác.

Để đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng làm vành đai 3, Ban chỉ huy Dự án thành phần 2 kiến nghị thành phố giao địa phương rà soát pháp lý Công ty cổ phần Lâm nghiệp Sài Gòn để thu hồi đất, đồng thời có văn bản đề nghị bàn giao 14,2 ha bị ảnh hưởng trước ngày 15/5. Trường hợp không bàn giao, thành phố sẽ áp dụng biện pháp hành chính để thu hồi đất trước 25/5.

vanh dai 3 anh 1

Hướng tuyến vành đai 3 và cầu Nhơn Trạch. Đồ họa: Minh Trí.

Đường vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,34 km (đoạn qua TP.HCM dài 47,51 km; Đồng Nai 11,26 km; Bình Dương 10,76 km; Long An 6,81 km), chia thành 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công.

Dự án được Quốc hội thông qua giữa tháng 6, giao UBND TP.HCM chịu trách nhiệm làm đầu mối tổ chức thực hiện. Tổng mức đầu tư của dự án là 75.378 tỷ đồng, dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Năng lực lãnh đạo quyết định tiến độ hoàn thành vành đai 3 TP.HCM

Chuyên gia nhìn nhận vành đai 3 TP.HCM có nhiều thuận lợi về cơ chế, chính sách lẫn tài chính, việc hoàn thành tốt dự án chỉ phụ thuộc vào 2 yếu tố thực thi và năng lực lãnh đạo.

Thư Trần

Bạn có thể quan tâm