Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS. |
"Không phải lúc này", ông Peskov trả lời trong cuộc phỏng vấn với Izvestia, xuất bản hôm 9/12.
Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn do nhà lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ là ông Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký kết tại Washington vào ngày 8/12/1987, theo TASS.
Hiệp ước INF trở thành văn kiện đầu tiên về loại bỏ toàn bộ một lớp vũ khí. Các bên ký kết loại bỏ tất cả tên lửa hành trình và đạn đạo trên mặt đất tầm trung (1.000-5.500 km) và tầm ngắn (500-1.000 km). Ngoài ra, họ đã đồng ý không sản xuất hoặc thử nghiệm tên lửa INF mới.
Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) để loại bỏ tên lửa tầm trung, tại Nhà Trắng ngày 8/2/1987. Ảnh: AP. |
Mỹ đã đình chỉ các cam kết của họ theo hiệp ước vào ngày 2/2/2019, cáo buộc rằng Nga đã vi phạm trước. Washington lần đầu tiên đề cập đến vấn đề này vào tháng 7/2014. Theo chính quyền Mỹ, Nga đã vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa 9M729.
Moscow bác bỏ cáo buộc và đưa ra một số phản tố, chẳng hạn như chỉ vào các yếu tố của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu.
Tháng 9/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước các nhà lãnh đạo của một số quốc gia, bao gồm các thành viên NATO, đề xuất lệnh cấm triển khai vũ khí INF ở châu Âu và các khu vực khác.
Sách để hiểu cạnh tranh Nga - Mỹ
Zing giới thiệu tới độc giả một số cuốn sách nên đọc để hiểu thêm về quan hệ giữa Nga và Mỹ - hai trong số các cường quốc hàng đầu trong trật tự thế giới hiện nay.