Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. Ảnh: TASS. |
“Chúng tôi không còn nhiều kênh liên lạc”, ông Antonov nói. “Chúng tôi quan tâm đến những kênh này. Quan điểm của chúng tôi là sự tiếp xúc giữa hai bên không nên bị gián đoạn, và quan hệ ngoại giao không nên bị cắt đứt. Tôi tin rằng đây là quyết định sai lầm”.
Vị đại sứ cũng bày tỏ hy vọng Thượng viện Mỹ sẽ sớm phê chuẩn đại sứ mới của nước này tại Nga, cũng như việc Đại sứ quán Mỹ tại Nga sẽ hoạt động bình thường.
“Theo như tôi biết, phía Mỹ cũng không có nguyện vọng cắt đứt quan hệ giữa hai quốc gia”, ông Antonov tuyên bố.
Bên cạnh đó, ông Antonov cũng khẳng định Moscow không đặt ra trở ngại nào ngăn cản Mỹ bổ sung nhân viên cho đại sứ quán nước này tại Nga.
“Chúng tôi sẵn sàng cân nhắc mọi hồ sơ, sẵn sàng trao đổi thị thực trên cơ sở chấp nhận lẫn nhau”, vị đại sứ nói. “Chúng tôi tin rằng đã đến lúc bình thường hóa hoạt động của đại sứ quán Nga tại đây, cũng như của những người đồng nghiệp của chúng tôi tại Moscow”.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã xấu đi nghiêm trọng sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine hồi tháng 2. Tuy nhiên, hai cường quốc này vẫn giữ một số kênh liên lạc để giúp quản lý mối quan hệ.
Hồi tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã tổ chức hai cuộc điện đàm chỉ trong ba ngày. Đây là lần đầu tiên hai quan chức này nói chuyện trực tiếp kể từ tháng 5, Reuters cho biết.
“Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ: Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ukraine”
Trong cuốn sách “Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ: Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ukraine”, tiến sĩ Phan Thị Thu Dung nhận định đặt trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Nga - Mỹ từ năm 2013 đến nay thì Ukraine là điển hình cho cạnh tranh địa-chiến lược quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu về quân sự trên nhiều chiến tuyến, từ an ninh, chính trị, kinh tế đến truyền thông, năng lượng.