Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc khủng hoảng không hẹn hồi kết ở Syria

Cuộc xung đột kéo dài 4 năm rưỡi ở Syria đang gây nên những hệ lụy bi thảm cho người dân Syria cũng như đẩy toàn bộ Trung Đông vào tình cảnh bất ổn kéo dài.

Một bé gái bị thương trong cuộc nội chiến Syria. Ảnh: Getty

Hơn 250.000 người Syria đã thiệt mạng trong 4 năm rưỡi qua. Phong trào biểu tình chống chính phủ leo thang thành bạo động khiến 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Bất ổn cũng góp công lớn trong sự hình thành Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), với những vụ khủng bố đẫm máu gây hoang mang trên quy mô toàn cầu.

Cội nguồn bạo lực

Tháng 3/2011, những cuộc biểu tình phản đối chính phủ Syria nổ ra ở phía nam thành phố Deraa, sau vụ bắt giữ và tra tấn một số thanh niên viết khẩu hiệu chống đối chính phủ lên những bức tường ở trường học. Trước sự phản đối của người dân, lực lượng an ninh Syria nổ súng bắn vào đám đông biểu tình, sát hại nhiều người.

Bất ổn nhanh chóng lan rộng trên quy mô toàn quốc. Những người tham gia tuần hành đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức vì sử dụng bạo lực với người biểu tình. Tháng 7/2011, hàng trăm nghìn người đổ xuống các tuyến phố để bày tỏ bất đồng. Nhiều người biểu tình trang bị vũ khí để tự vệ và chống lại lực lượng an ninh làm nhiệm vụ chống bạo động.

Bạo động trở thành nội chiến

Toàn cảnh Syria bị chia rẽ. Nguồn: ISW

Các cuộc đụng độ nổ ra thường xuyên, gây ra tình trạng bất ổn trên quy mô toàn quốc. Bạo lực leo thang tới mức không thể kiểm soát, đẩy đất nước Syria rơi vào nội chiến. Những lữ đoàn chống chính phủ Syria được thành lập để giành giật quyền kiểm soát các thành phố, vùng ven đô và ngoại ô từ tay quân đội Syria. Thủ đô Damascus và thành phố lớn thứ 2 Syria, Aleppo, cũng rơi vào vòng xoáy bạo lực năm 2012.

Tháng 6/2013, Liên Hợp Quốc cho biết 90.000 người thiệt mạng trong các cuộc xung đột. Tới tháng 8/2014, con số này tăng gấp đôi lên 191.000 người và tiếp tục leo thang đến 250.000 người vào tháng 8 năm nay.

Tới thời điểm hiện tại, xung đột ở Syria không chỉ là cuộc chiến giữa những người ủng hộ và chống đối Tổng thống Bashar al-Assad. Nó đã trở thành cuộc chiến của nhiều phe phái với sự hỗ trợ của các nước trong và ngoài khu vực. Ngay cả những nước đồng minh cũng có những toan tính khác biệt trong cuộc chiến này.

Tội ác chiến tranh

Tất cả các bên tham chiến đều bị cáo buộc tội ác chiến tranh. Ảnh: Getty

Một ủy ban điều tra của Liên Hợp Quốc cho biết, các bằng chứng cho thấy cả 2 bên trong cuộc xung đột Syria đều phạm tội ác chiến tranh, bao gồm giết người, tra tấn, hãm hiếp và thủ tiêu. Cả chính phủ Assad và phe nổi dậy đều đẩy thường dân vào nguy hiểm hay có những hành động gây ảnh hưởng tới những nhu cầu tối thiểu nhất như chặn nguồn cung thực phẩm, nước và các dịch vụ y tế để giành lợi thế trước đối phương.

Vào tháng 2/2014, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết yêu cầu tất cả các bên “chấm dứt việc sử dụng bừa bãi vũ khí ở các khu vực đông dân cư”. Tuy nhiên, từ đó đến nay, khoảng 6.000 thường dân thiệt mạng trong các vụ ném bom của chính phủ Syria vào lực lượng nổi dậy. Liên Hợp Quốc còn cáo buộc một số vụ không kích nhằm vào những khu vực tụ tập đông người.

Lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng bị Liên Hợp Quốc cáo buộc tiến hành các chiến dịch khủng bố ở miền bắc và miền đông Syria. Tổ chức này trừng phạt man rợ những người vi phạm và từ chối tuân theo luật lệ hà khắc của mình, bao gồm những vụ hành quyết công khai. Chiến binh IS gây ra hàng loạt vụ sát hại đẫm máu nhằm vào cộng đồng thù nghịch, chặt đầu con tin người nước ngoài để răn đe.

Vũ khí hóa học

Những khu vực xảy ra tấn công bằng vũ khí hóa học. Nguồn: Liên Hợp Quốc

Hàng trăm người bị sát hại tháng 8/2013 sau khi đạn pháo chứa chất độc thần kinh được bắn vào các khu ngoại ô của thủ đô Damascus. Các cường quốc phương Tây cho biết, họ bị đe dọa bởi các vụ tấn công và cho rằng chính phủ Syria thực hiện việc này.

Trước những nguy cơ từ Mỹ, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tuyên bố giải trừ toàn bộ vũ khí hóa học. Một cơ quan do Liên Hợp Quốc dẫn đầu chịu trách nhiệm thu gom cũng như vô hiệu hóa vũ khí của chính quyền Syria và hoàn thành một năm sau đó.

Người ta cũng ghi nhận các bằng chứng cho thấy các bên tham gia cuộc chiến ở Syria đều sử dụng vũ khí hóa học. Quân đội Syria, phe nổi dậy và cả lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đều bị cáo buộc dùng loại vũ khí chống lại loài người này.

Khủng hoảng nhân đạo


Số người di cư Syria đang mắc kẹt trong khu vực. Nguồn: Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn
Hơn 4 triệu người đã rời khỏi Syria kể từ khi khủng hoảng bắt đầu, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Đó là một trong những cuộc đại di cư lớn nhất lịch sử Trung Đông trong những năm gần đây. Các nước láng giềng Syria phải chịu đựng gánh nặng từ cuộc khủng hoảng người tị nạn. Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ đang vật lộn để thích ứng với dòng người di cư mới đến.

Cuộc di cư tăng tốc đáng kể từ năm 2013 khi cuộc khủng hoảng Syria ngày càng xấu đi. Hơn 7,6 triệu người Syria tiếp tục rời bỏ nhà cửa, nâng tổng số người di cư lên con số 11 triệu, gần một nửa dân số nước này. Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 12,2 triệu người, trong đó có 5,6 triệu trẻ em, đang cần hỗ trợ nhân đạo tại Syria.

Tháng 12/2014, Liên Hợp Quốc kêu gọi khoản kinh phí 8,4 tỷ USD để trợ giúp cho 18 triệu người Syria. Trước đó, khoản tài trợ nhân đạo cho Syria chỉ đạt 50% so với yêu cầu của Liên Hợp Quốc. Trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố vào tháng 3, ước tính tổng thiệt hại kinh tế từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Syria khoảng 202 tỷ USD. 30% dân số nước này sống trong tình trạng đói nghèo. Hệ thống giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội đều sụp đổ theo cuộc khủng hoảng.

Phiến quân và sự gia tăng các phần tử thánh chiến

a
Sự bành trướng của IS làm phức tạp thêm cuộc nội chiến ở Syria. Ảnh: Foxnews

Các cuộc nổi dậy vũ trang phát triển mạnh mẽ từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Những nhóm đối lập ôn hòa đang bị áp đảo bởi người Hồi giáo và các phần tử thánh chiến, những người có hành động tàn bạo đã gây nên mối quan tâm rộng rãi cũng như gây hỗn loạn với các cuộc đấu đá nội bộ.

Tận dụng sự hỗn loạn trong khu vực, các nhóm cực đoan phát triển từ al Qaeda đã nắm quyền kiểm soát một vùng đất rộng lớn Iraq và Syria tạo nên cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tổ chức này áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền nhằm chiêu mộ các tay súng đến từ nước ngoài.

Rất nhiều tân binh, đặc biệt từ châu Âu đã gia nhập IS tạo nên một cuộc hỗn chiến giữa IS với các nhóm đối lập ở Syria và quân đội chính phủ. Tháng 9/2014, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã phát động chiến dịch không kích nhằm chống lại sự bành trướng và tiến đến tiêu diệt IS.

Tuy nhiên, ở khía cạnh chính trị, nội bộ các nhóm đối lập đang chia rẽ sâu sắc với mục tiêu chiến đấu khác nhau. Nổi bật nhất là Liên minh quốc gia Syria được hậu thuẫn bởi một số nước phương Tây và các quốc gia vùng Vịnh. Song, liên minh này lại ít có ảnh hưởng ở Syria và bị các nhóm khác chối bỏ.

Nỗ lực hòa bình

a
Quá trình đàm phán ở Vienna đã không đi đến hồi kết. Ảnh: ABC News

Ở Syria, không một bên nào có thể tạo ra một thất bại mang tính quyết định đối với bên khác. Điều đó khiến bất ổn tiếp tục kéo dài và gần như không có hồi kết. Cộng đồng quốc tế từ lâu đã kết luận rằng, chỉ có một giải pháp chính trị mới có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria. Tuy nhiên, nỗ lực của Liên đoàn Arab do Liên Hợp Quốc làm trung gian kêu gọi một lệnh ngừng bắn và đối thoại đã thất bại.

Tháng 1/2014, Mỹ, Nga và Liên Hợp Quốc đã triệu tập một hội nghị ở Thụy Sĩ để thực hiện Nhóm hành động Syria theo Thông cáo Geneva 2012. Mục tiêu của hội nghị nhằm kêu gọi thành lập một nhà nước quá độ ở Syria được hình thành trên cơ sở của sự đồng thuận.

Cuộc đàm phán đã thất bại sau khi tiến hành được 2 vòng. Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Lakhdar Brahimi đỗ lỗi cho sự từ chối tham gia của chính phủ Syria khiến hội nghị thất bại. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon nói rằng, mục tiêu dài hạn của tổ chức vẫn là một giải pháp chính trị dựa trên Thông cáo Geneva.

Sau đó, đặc phái viên Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura đề nghị thành lập một số “vùng trắng”, tiến hành ngừng bắn ở cấp độ địa phương để cho phép cung cấp hàng viện trợ cho những khu vực bị bao vậy. Nhưng nỗ lực của ông Mistura để thực hiện lệnh ngừng bắn ở Aleppo trong tháng 3 bị phe nổi dậy từ chối.

Chiến tranh ủy nhiệm

Bản đồ những khu vực bị không kích ở Iraq và Syria. Ảnh: BBC

Cuộc chiến ở Syria được mô tả là cuộc xung đột quy mô quốc tế dù chiến trường của nó không vượt xa khỏi biên giới Syria. Trên thực tế, nhiều quốc gia và tổ chức can thiệp vào tình hình bất ổn Syria. Lực lượng ủng hộ chính phủ Assad là Nga, Iran, nhóm chiến binh Hezbollah. Trong khi ủng hộ phe đối lập là Mỹ, phương Tây hay các quốc gia Arab trong khu vực.

Tehran đã chi hàng tỷ USD nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của chính quyền Assad, điều cố vấn quân sự và cung cấp vũ khí cho Damascus. Trong khi đó, Nga phát động chiến dịch không kích chống lại lực lượng nổi dậy ở Syria. Moscow khẳng định mục tiêu của họ là các nhóm khủng bố, trong đó có phiến quân IS. Tổ chức Hezbollah ở Lebanon cũng sát cánh cùng chế độ Assad trong cuộc chiến chống lại phe nổi dậy.

Trong khi đó, lực lượng đối lập chủ yếu là người Hồi giáo dòng Sunni, nhận được sự hỗ trợ của các nước Arab và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ, Anh và Pháp cũng tuyên bố hỗ trợ lực lượng này. Tuy nhiên, những phần tử chống chính quyền Assad đang ngày càng yếu thế trước sự trỗi quân đội Syria cũng như quá trình bành trướng của IS.

Mỹ cam kết không đưa quân vào Syria. Họ chọn cách hỗ trợ phe nổi dậy bằng cách đưa cố vấn quân sự tới đào tạo các chiến binh. Tuy nhiên, chương trình của CIA và Lầu Năm Góc thất bại nặng nề khi lực lượng nổi dậy liên tiếp thất thủ, ngay cả trong cuộc chiến với những phần tử IS.

Putin cáo buộc Mỹ đồng lõa trong vụ Su-24 bị bắn rơi

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa lên tiếng cáo buộc Mỹ thông báo cho Thổ Nhĩ Kỳ đường bay của phi cơ Nga, giúp Ankara biết chính xác thời gian và địa điểm chiếc Su-24 hiện diện.

Bất ổn Trung Đông không thể châm ngòi Thế chiến III

Thay vì sử dụng mã phóng vũ khí hạt nhân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga.

 

5 kho khan khi tieu diet IS hinh anh

5 khó khăn khi tiêu diệt IS

0

Các tay súng len lỏi giữa thường dân, bất đồng sắc tộc giữa các nhóm dân quân và xung đột lợi ích giữa phương Tây, Nga khiến cuộc chiến tiêu diệt IS trở nên khó khăn hơn.

IS nhom ngo tan binh o Dong Nam A hinh anh

IS nhòm ngó tân binh ở Đông Nam Á

0

Với dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, Đông Nam Á đang trở thành vùng đất màu mỡ trong kế hoạch tuyển dụng tân binh của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Hồng Duy - Quốc Việt (theo BBC)

Bạn có thể quan tâm