Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc đoàn tụ cảm động sau 40 năm

Lần đầu gặp cha ruột sau 40 năm xa cách, cô gái trong chiến dịch Không vận trẻ em nghẹn ngào. Cô chỉ có thể nói từng lời chậm rãi với cha.

Tricia Houston tươi cười bên cha sau 40 năm xa cách.
Tricia Houston tươi cười bên cha sau 40 năm xa cách.

Tricia Houston, 41 tuổi, tên tiếng Việt là Nguyễn Ngọc Như, là con nuôi gốc Việt thuộc “Chiến dịch không vận” (Babylift) của Mỹ hồi năm 1975. Cô đảm nhận chức thư ký của tổ chức thiện nguyện Operation Reunite (Chiến dịch hội ngộ) nhằm giúp những đứa trẻ Babylift năm nào tìm lại nguồn cội bằng phương pháp thử ADN.

Hai năm trước, Tricia bất ngờ phát hiện ADN của mình trùng khớp với ông Phan Minh Triết (ngụ tại quận 4, TP HCM). Cô vô cùng ngạc nhiên bởi không nghĩ điều đó có thể xảy ra. Tricia tham gia chương trình thử ADN của Operation Reunite đơn giản vì chỉ muốn biết rõ nguồn cội chủng tộc.

Suốt 38 năm sống hạnh phúc cùng cha mẹ nuôi tại Mỹ, cô chưa bao giờ chuẩn bị tâm lý để gặp lại cha mẹ ruột. Vì vậy, mãi đến năm 2015, Tricia mới quay lại TP HCM để gặp người cha sau 40 năm xa cách.

Giây phút bối rối và xúc động

Đã đủ quyết tâm để gặp lại gia đình ruột thịt, nhưng Tricia vẫn lo lắng và bối rối với cuộc đoàn tụ. Cô không biết bản thân và cha cùng những người thân trong gia đình sẽ phản ứng ra sao. Liệu họ có thể xóa khoảng cách quá lớn sau 40 năm chia lìa hay.

Tricia giấu không cho gia đình biết giờ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Dẫu vậy, ông Phan Minh Triết vẫn lặng lẽ ra sân bay chờ đợi con gái mà ông thương nhớ bao năm. Và cuối cùng cuộc gặp đã diễn ra đầy cảm động tại nhà ông Phan Minh Triết ở quận 4.

Nữ y tá Mỹ lý giải nguyên nhân đưa 2.700 trẻ rời Sài Gòn

Một phụ nữ Mỹ tham gia chiến dịch Không vận Trẻ em năm 1975 cho rằng, việc đưa trẻ mồ côi Việt ra nước ngoài là giải pháp cuối cùng để bảo đảm các em tiếp tục sống và trưởng thành.

Nỗi ám ảnh của những trẻ bị đưa khỏi Sài Gòn năm 1975

Dù trưởng thành trong sự yêu thương của gia đình nhận nuôi ở nước ngoài, nhiều trẻ em Việt Nam luôn day dứt với các câu hỏi về cội nguồn, quê hương và gia đình ruột thịt.

Tại đây, lần đầu tiên sau 40 năm Tricia đã được gặp lại cha ruột cùng các thành viên trong gia đình. Không khóc, nhưng Tricia không thể giấu sự nghẹn ngào. Nét linh hoạt, tự tin thường thấy của cô như biến mất, một Tricia tràn ngập cảm xúc chỉ có thể nói chậm rãi từng lời với cha và mọi người trong gia đình.

Khoảnh khắc xúc động nhất là khi 2 cha con mừng mừng tủi tủi ôm chầm lấy nhau. “Tôi bồn chồn, nôn nao trước khi được gặp lại con. Ai mà không trông mong gặp con mình bằng xương bằng thịt, mong thấy con hiện diện trước mắt mình và mong được ôm con trong vòng tay. Và tôi đã làm được điều đó. Con tôi như vừa bước ra từ một truyện cổ tích hay từ một giấc mơ. Tôi không dám tin là sự thật, nhưng tôi đã được ôm con”.

Đối với ông Phan Minh Triết, giấc mơ tìm con từ 40 năm qua cuối cùng đã trở thành sự thật. Hồi cuối năm 2013, khi biết con còn sống và ở Mỹ, ông Phan Minh Triết đã cặm cụi học tiếng Anh để có thể giao tiếp với con gái.

Khi gặp lại con, ông xúc động đến mức nghẹn ngào, không thể bày tỏ rõ ý của mình. Nhưng Tricia kể cô vẫn cảm nhận được hết những tình cảm chân thành trong những từ tiếng Anh không chuẩn xác của cha.

Cuộc đoàn tụ sau 40 năm giữa lính Mỹ và đứa con tại Việt Nam

Người đàn ông trung niên khóc như đứa trẻ khi lần đầu thấy gương mặt của cha, một cựu binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến ở Việt Nam, sau 40 năm.

Khoảnh khắc cuối của trẻ Babylift trước khi rời Sài Gòn

Các em bé rời Sài Gòn cách đây 40 năm còn rất nhỏ, khóc nhè trên tay bảo mẫu hoặc víu áo tình nguyện viên trên đường ra sân bay Tân Sân Nhất.

“Tôi đến từ một đất nước rất đẹp”

Còn với Tricia, những tình cảm chân thành của người cha và người thân trong gia đình đã giúp cô xóa bỏ hoàn toàn những bối rối và lo âu trước đó.

Mọi khoảng cách mà cô lo sợ đều đã bị xóa nhòa. Ông Phan Minh Triết sau đó đưa con gái về quê gốc An Giang để giới thiệu với họ hàng ở quê, để cô biết rõ nguồn cội của mình.

Tricia mô tả cuộc gặp với cha và những người thân trong gia đình diễn ra “vô cùng tốt đẹp”. Thậm chí, những cảm xúc lớn lao trong cuộc gặp đã khiến cô cảm thấy hối lỗi vì không lập tức tới Việt Nam gặp gia đình 2 năm trước, ngay sau khi biết kết quả thử ADN.

“Chúng tôi hoàn toàn khác biệt về văn hóa, nhưng đã hiểu được nhau. Giờ tôi có thể tự hào nói rằng mình là một người Việt - Mỹ”, Tricia vui sướng nói. Tricia cho rằng đó là một sự cân bằng bản sắc văn hóa đối với một người con nuôi Babylift như cô.

Ngày Tricia trở về gặp cha cũng đúng vào dịp TP HCM chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước. “Đây là lần thứ 2 tôi trở về và đầy ý nghĩa. Cha mẹ nuôi luôn nói rằng tôi đến từ một đất nước rất đẹp, nơi có những con người vừa tốt bụng vừa cần cù, chịu khó. Đó cũng chính là những gì tôi đã tìm thấy được ở Việt Nam trong hành trình trở về này”, Tricia khẳng định. Tricia tâm sự rằng giờ cô không còn cảm thấy hối tiếc gì.

Và câu chuyện đoàn tụ cảm động giữa Tricia cùng người cha Phan Minh Triết chắc chắn sẽ là nguồn cảm hứng để những thành viên Babylift tiếp tục cuộc hành trình tìm lại nguồn cội, tìm lại gia đình.

Chiến dịch Không vận trẻ em 1975: Di tản hay bắt cóc?

Dù mang danh nghĩa nhân đạo, chiến dịch Không vận Trẻ em mà quân đội Mỹ thực hiện năm 1975 đã để lại nhiều tai tiếng và trở thành chủ đề tranh cãi trong chính dư luận nước này.

5 ngày thần tốc thống nhất đất nước

11h30 ngày 30/4/1975, chiến dịch ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam kết thúc. Sau 21 năm chia cắt, đất nước hoàn toàn thống nhất.

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150420/cuoc-doan-tu-cam-dong-sau-40-nam/736199.html

Theo Minh Huỳnh/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm