Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 ngày thần tốc thống nhất đất nước

11h30 ngày 30/4/1975, chiến dịch ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam kết thúc. Sau 21 năm chia cắt, đất nước hoàn toàn thống nhất.

 

Mute

1. Bối cảnh

Sau Hiệp định Paris 1973, Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) suy yếu. Tháng 3/1975, VNCH liên tiếp thất thủ ở Buôn Mê Thuột, Huế - Đà Nẵng, mở ra thời cơ mới để tiến tới thống nhất đất nước.

Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh gồm:
Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Phó Tư lệnh: Thượng tướng Trần Văn Trà, trung tướng Lê Đức Anh, trung tướng Lê Trọng Tấn, trung tướng Đinh Đức Thiện.
Chính ủy: Phạm Hùng, Phó Chính ủy: Lê Quang Hòa

5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, đại tướng Văn Tiến Dũng đánh giá, cục diện chiến trường đang chuyển biến ngày càng bất lợi cho VNCH. Hỏa lực của VNCH đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ và nhiên liệu. Tinh thần chiến đấu của VNCH giảm đi rõ rệt.

Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị

Phê chuẩn đề nghị của Bộ chỉ huy chiến dịch, đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

 

2. 5 mũi tấn công

Do kết quả của Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc và các trận tấn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long, đến ngày 25/4/1975 quân lực VNCH mất hầu hết các vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ từ xa quanh Sài Gòn. Thành phố lúc này trở thành một ốc đảo chỉ còn giao lưu với bên ngoài bằng đường không.

5 mũi tấn công:
Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Đông và Tây Nam.

5 mục tiêu chủ yếu:
Bộ Tổng tham mưu VNCH, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Dinh Độc Lập.

 
 
 
 
 

Lược đồ Chiến dịch Hồ Chí Minh

Chia sẻ

Nguồn: Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh

Hướng Tây Bắc - Quân đoàn 3
Quần đoàn 3

Tư lệnh

Thiếu tướng Vũ Lăng

Chính ủy

Đại tá Đặng Vũ Hiệp

Lực lượng

  • Sư đoàn 320
  • Sư đoàn 316
  • Sư đoàn 10
Thiếu tướng Vũ Lăng

Thiếu tướng
Vũ Lăng

Mục Tiêu

Quân đoàn 3 có nhiệm vụ đánh chiếm Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 ngụy; đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và cùng Quân đoàn 1 đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu VNCH.

Hướng Bắc - Quân đoàn 1
Quân đoàn 1

Tư lệnh

Thiếu tướng Nguyễn Hòa

Chính ủy

Thiếu tướng Hoàng Minh Thi

Lực lượng

  • Sư đoàn 320B
  • Sư đoàn 312
  • Sư đoàn 338
Thiếu tướng Nguyễn Hòa

Thiếu tướng
Nguyễn Hòa

Mục Tiêu

Quân đoàn 1 nhiệm vụ chiếm đóng căn cứ Phú Lợi, tiêu diệt sư đoàn 5 VNCH, tiếp đó đánh chiếm bộ tổng tham mưu VNCH.

Hướng Đông - Quân đoàn 4
Quân đoàn 4

Tư lệnh

Thiếu tướng Hoàng Cầm

Chính ủy

Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Lực lượng

  • Sư đoàn 6
  • Sư đoàn 7
  • Sư đoàn 341
Thiếu tướng Hoàng Cầm

Thiếu tướng
Hoàng Cầm

Mục Tiêu

Quân đoàn 4, có nhiệm vụ tiêu diệt sở chỉ huy Bộ tư lệnh quân đoàn 3 và Sư đoàn 18 VNCH ở Biên Hòa; sau đó thọc sâu vào nội thành đánh chiếm Dinh Độc Lập.

Hướng Đông Nam - Quân đoàn 2
Xe tăng

Tư lệnh

Thiếu tướng Nguyễn Hữu An

Chính ủy

Thiếu tướng Lê Linh

Lực lượng

  • Sư đoàn 304
  • Sư đoàn 324
  • Sư đoàn 325
  • Sư đoàn 3
Thiếu tướng Nguyễn Hữu An

Thiếu tướng
Nguyễn Hữu An

Mục Tiêu

Quân đoàn 2 có nhiệm vụ đánh chiếm Bà Rịa, căn cứ Nước Trong, Long Bình; chặn đường rút chạy của địch trên sông Lòng Tàu; sau đó phát triển vào nội thành cùng Quân đoàn 4 đánh chiếm Dinh Độc Lập.

Hướng Tây Nam - Đoàn 232
Xe tăng

Tư lệnh

Trung tướng Lê Đức Anh

Chính ủy

Thiếu tướng Lê Văn Tưởng

Lực lượng

  • Sư đoàn 5
  • Sư đoàn 9
Trung tướng Lê Đức Anh

Trung tướng
Lê Đức Anh

Mục Tiêu

Đoàn 232 có nhiệm vụ tiêu diệt sư đoàn 25 VNCH, cắt đường số 4, sau đó đánh thọc sâu chiếm Biệt khu Thủ đô VNCH, Tổng nha cảnh sát.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

3. 5 ngày thần tốc

Đại tướng Võ Nguyên Giáp mệnh lệnh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”

 
26/04

Pháo binh tầm xa của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND VN) bố trí tại Hiếu Liêm, Tân Phước Khánh, Tân Phước Trung, Mỹ Hạnh, Việt Cần, Nhơn Trạch đã bắn vào các mục tiêu: Căn cứ quân sự Đồng Dù, Căn cứ quân sự Bến Lức, Căn cứ quân sự Long Thành, trận địa pháo binh quân lực VNCH ở Thành Tuy Hạ, Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu quân lực VNCH... trong hơn một giờ.

Bộ binh QĐND VN có xe tăng, thiết giáp yểm hộ đồng loạt tiến quân trên hướng Đông và Đông Bắc Sài Gòn.

27/04

Tất cả các lực lượng ở các hướng còn lại cũng phát động tiến công.

Trên hướng Đông. 16 giờ cùng ngày, QĐNĐ VN chiếm được căn cứ Nước Trong và chi khu quân sự Long Thành nằm trên đường số 15.

Thắng lợi ở căn cứ Nước Trong đã mở toang "cửa ngõ" cho lực lượng thọc sâu của Quân đoàn là Sư đoàn 304, Lữ đoàn xe tăng 203, Trung đoàn 66, Tiểu đoàn 7 cao xạ, Ðại đội pháo 85 và các lực lượng khác theo sau lập tức đánh thốc vào các mục tiêu đã định trong nội thành Sài Gòn.

28/04

Sư đoàn 325 và các đơn vị địa phương Quân khu 7 của QĐND VN chiếm lĩnh toàn bộ tỉnh Phước Tuy và thành phố Vũng Tàu.

Cuối ngày 28/4, Quân đoàn 2 bao vây Long Tân, áp sát xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa ở hướng Đông. Trên hướng Bắc, Quân đoàn 4 đã chiếm Trảng Bom, tấn công Biên Hoà. Các chi đội đặc công phái đi trước của cánh quân này đã chiếm cầu Xa Lộ bắc qua Sông Sài Gòn.

Ở hướng Tây Nam, Đoàn 232 cắt đứt quốc lộ số 4, mở thêm bàn đạp tấn công nội đô Sài Gòn. Hướng Tây Bắc, Quân đoàn 3 cắt đứt đường số 1B đi Phnom Peng và đường số 22 đi Tây Ninh. Hướng Bắc, Quân đoàn 1 đã có mặt tại cửa ngõ Thủ Dầu Một.

Chiều 28/4, ngay khi nhậm chức và tiếp tục kêu gọi đàm phán, Tổng thống VNCH Dương Văn Minh yêu cầu người Mỹ ra đi.

29/04

Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố trên truyền hình, Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với người Mỹ và phát động chiến dịch "Gió lốc", di tản khẩn cấp người Mỹ khỏi Sài Gòn bằng trực thăng trong vòng 24 giờ.

Cuối ngày 29/4, QĐND VN đã đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của VNCH, tiêu diệt và làm tan rã phần lớn các Sư đoàn 5, 25, 18, 22, 7 của VNCH. Các binh đoàn thọc sâu đã tiến đến vùng ven, cách trung tâm Sài Gòn từ 10 đến 20 km. Các lực lượng vũ trang tại chỗ hoạt động mạnh trên các địa bàn, giữ vững các cầu trên đường vào thành phố.

30/04

Tất cả các cánh quân của Quân giải phóng đồng loạt đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố.

8 giờ ngày 30/4, QĐND VN tiến nhanh vào Sài Gòn và hầu như không gặp phải sức kháng cự lớn và có tổ chức nào.

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng Lữ đoàn 203 Quân đoàn 2 húc đổ cổng Dinh Độc lập.

11 giờ 45 phút 30/4/1975 các sĩ quan Quân đội giải phóng đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

4. Kết quả

Đây là chiến dịch cuối cùng của QĐND Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 21 năm đã chấm dứt. Đất nước thống nhất.

 
Tổng bí thư Lê Duẩn

Tổng bí thư Lê Duẩn

“Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai”

- Tổng bí thư Lê Duẩn

 
Henry Kissinger

Henry Kissinger

“Hà Nội chỉ chiến đấu với một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ”

- Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ.

 
Thượng tướng Trần Văn Trà

Thượng tướng
Trần Văn Trà

“Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng, mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta chiến thắng đế quốc Mỹ”

- Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định nói với Tổng thống cuối cùng của VNCH Dương Văn Minh, ngày 2/5/1975

 
 

Nguồn tư liệu:

Đại thắng mùa Xuân 1975, NXB Thông tấn, Hà Nội. 2005.
Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam - Corbis.

 

Zing.vn

Thiết kế: Đỗ Minh Hiền

Bạn có thể quan tâm