Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành trình đoàn tụ của trẻ bị đưa khỏi Sài Gòn năm 1975

Trista Goldberg, một đứa trẻ trong chiến dịch Không vận Trẻ em năm 1975, không oán trách quá khứ dù hành trình tìm lại gia đình ruột thịt không dễ dàng.

Hành trình dài và kỳ lạ

a
Trista Goldberg là một trong 2.700 trẻ được đưa tới Mỹ và nhiều nước châu Âu trong chiến dịch Không vận Trẻ em năm 1975. Ảnh: SBS

Tháng 4/1975, Trista Goldberg cùng em trai là 2 trong số 2.700 trẻ rời Sài Gòn trong chiến dịch Không vận Trẻ em do chính phủ Mỹ thực hiện vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Như 324 đứa trẻ khác, Trista, khi đó mới 4 tuổi, được đặt trong một chiếc hộp và đưa lên máy bay của hãng Pan Am Airlines để tới Mỹ. Weber, một người hộ lý, đã đi theo để chăm sóc Trista. Sau cuộc hành trình dài và kỳ lạ tới đất nước cách xa quê hương một vòng trái đất, Trista được một gia đình trung lưu tại Philadelphia, bang Pennsylvania, nhận làm con nuôi ngay tại sân bay.

Rời nơi “chôn nhau cắt rốn” khi còn quá nhỏ nên Trista không thể lưu giữ nhiều ký ức về quê hương Việt Nam.

“Tôi cảm thấy đau đớn vì phải rời xa quê hương và gia đình khi còn quá nhỏ. Tôi đã phải nén cảm xúc khi nghĩ về những người thân yêu và mảnh đất nơi tôi sinh ra", Trista chia sẻ với Zing.vn.

Tìm về nguồn cội

Trista Goldberg bên con trai Evan và con gái Samantha. Ảnh: ATG
Trista Goldberg bên con trai Evan và con gái Samantha. Ảnh: ATG

Năm 30 tuổi, khi chuẩn bị lập gia đình và bước vào một cuộc sống mới, Trista bắt đầu trăn trở nhiều hơn về quá khứ và nguồn gốc. Khi ấy, em trai của cô cũng muốn tìm lại bố mẹ ruột. Hình ảnh quê hương lưu giữ trong tiềm thức cùng khát khao tìm lại đấng sinh thành đã tiếp thêm động lực cho 2 chị em Trista.

Khi còn ở Việt Nam, Trista được một gia đình nhận làm con nuôi. Theo Trista, cha mẹ nuôi luôn ủng hộ ý kiến của cô. Vì cha nuôi là một nhà điều tra tư nhân nên Trista dễ dàng biết rằng cha mẹ ruột đã di cư sang Mỹ.

Sau một thời gian tìm kiếm, Trista tìm thấy cha mẹ đẻ vào năm 2001. Họ đã rời Việt Nam để sang Mỹ sinh sống vào năm 1990. Trista gặp họ lần đầu tiên tại sân bay Los Angeles. Khi ấy, cô 27 tuổi. Cuộc gặp gỡ giữa những người ruột thịt sau hàng chục năm xa cách diễn ra trong nước mắt.

"Tôi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Những câu trả lời về cuộc đời mà bấy lâu nay tôi luôn băn khoăn đã được hé lộ. Tôi cảm giác những mảnh vụn của cuộc đời mình đã được chắp nối. Tôi thấy ấm lòng", Trista tâm sự.

Cũng trong năm đó, Tristan cùng chị ruột của cô trở về quê hương. "Tôi nhớ khoảnh khắc khi nhìn ra cửa sổ máy bay và thấy cánh đồng lúa như vẫy tay chào đón mình", Trista nói. Những trải nghiệm trong quá trình tìm lại nguồn cội khiến cô mạnh mẽ hơn.

Cuộc đời trẻ Babylift sống sót sau tai nạn máy bay năm 1975

Một người đàn ông Mỹ gốc Việt, vốn là đứa trẻ Babylift sống sót sau tai nạn máy bay C5A vào ngày 4/4/1975, đã trở về Việt Nam để làm việc.

Kết nối

Năm 2003, Trista quyết định thành lập tổ chức phi lợi nhuận Operation Reunite (Chiến dịch Hội ngộ), nhằm giúp con nuôi tại nhiều quốc gia như Mỹ, Australia, Anh, Canada… tìm được cha mẹ ruột tại Việt Nam. Hàng tháng, trang web của Operation Reunite thu hút khoảng hơn 10.000 lượt truy cập. Các thành viên của tổ chức cùng nhau chia sẻ những thông tin, hình ảnh hay câu chuyện cá nhân để hiểu thêm về quá khứ và quê hương.

Operation Reunite thường tổ chức cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa những con nuôi gốc Việt tại nhiều quốc gia liên quan tới chiến dịch đưa trẻ em khỏi Sài Gòn năm 1975.

Trista Goldberg bên cạnh các anh, chị em Babylift. Tricia Houston (ngoài cùng, bên phải) là người vừa tìm thấy bố ruột thông qua chương trình đoàn tụ và xét nghiệm ADN do Trista khởi xướng. Ảnh: Operation Reunite
Trista Goldberg bên cạnh các anh, chị em Babylift. Tricia Houston (ngoài cùng, bên phải) là người vừa tìm thấy bố ruột thông qua chương trình đoàn tụ và xét nghiệm ADN do Trista khởi xướng. Ảnh: Operation Reunite

Tổ chức của Trista thành lập một ngân hàng dữ liệu ADN và may mắn khi có mối quan hệ với công ty gen Family Tree DNA tại bang Texas. Công ty đã giúp Operation Union tiếp cận công nghệ gen mới nhất trên thị trường. Từ sự kết hợp này, tổ chức của Trista giúp hơn 10 người đoàn tụ với gia đình sau cuộc ly tán trong chiến tranh.

“Đối với tôi, tìm lại gia đình ruột thịt không dễ dàng. Tuy nhiên, tôi sẽ không thay đổi bất kỳ điều gì về cuộc đời. Tôi tự hào về các lựa chọn và hy vọng sẽ giúp mọi người đoàn tụ với gia đình cũng như khép lại quá khứ”, Trista viết trên trang web của Operation Reunite.

Ước mơ hồi hương dang dở của bé gái rời Sài Gòn cùng lính Mỹ

Căn bệnh ung thư tước cơ hội trở về cội nguồn của một phụ nữ Mỹ gốc Việt, vốn là một trong hàng nghìn trẻ em rời quê hương trên chuyến bay của quân đội Mỹ cách đây 40 năm.

Khoảnh khắc cuối của trẻ Babylift trước khi rời Sài Gòn

Các em bé rời Sài Gòn cách đây 40 năm còn rất nhỏ, khóc nhè trên tay bảo mẫu hoặc víu áo tình nguyện viên trên đường ra sân bay Tân Sân Nhất.

Hải Anh - Minh Anh

Bạn có thể quan tâm