Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Covid-19 tác động thế nào đến xu hướng mua sắm Tết 2022?

Do ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh, người Việt có xu hướng sắm Tết đơn giản hơn, chỉ tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, đẩy mạnh kênh online, hạn chế dùng tiền mặt.

Cận Tết, các hoạt động mua sắm của người dân ngày càng sôi động trên khắp lĩnh vực như thực phẩm, trang trí nhà cửa, thời trang, hoa cây cảnh... Tuy nhiên, thay vì sắm sửa cầu kỳ, nhiều người lựa chọn cách thức đơn giản và chỉ mua những đồ thiết yếu.

Mua sắm Tết từ sớm

Do dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, các hoạt động tụ tập vẫn cần được hạn chế. Nhiều người cũng dần hình thành thói quen không đến những nơi công cộng đông người, quyết định sắm Tết từ rất sớm vì sợ cảnh đi chợ chen chúc như mọi năm.

Grab,  GrabMart anh 1

Nhiều bạn trẻ mua sắm quần áo diện Tết từ sớm. Ảnh: Hồng Anh.

Chị Linh Chi (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: "Một phần vì Tết năm nay đến sớm, phần vì ngại chợ Tết đông người nên tôi từ đầu tháng 1 đã dần sắm sửa. Mọi năm, cả gia đình sát Tết hay đi chợ để vãn cảnh, tận hưởng không khí nhộn nhịp đón xuân. Nhưng dịch bệnh còn diễn biến khó lường, vợ chồng tôi thống nhất mua sớm - nhanh - gọn để tránh nơi đông người, đồng thời có thêm thời gian dọn dẹp nhà cửa và nghỉ ngơi ".

Các mặt hàng thực phẩm thiết yếu được ưu tiên

Nhiều năm trở lại đây, các loại thực phẩm ăn Tết ngày càng đa dạng cả về kiểu dáng, nguyên liệu và mẫu mã. Ngoài cách làm truyền thống, các mặt hàng như bánh chưng, giò chả hay mứt Tết... được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau để cho ra đời hương vị đa dạng, kích thích vị giác ưa khám phá của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đã tác động không nhỏ đến tâm lý mua sắm của người Việt. "Mọi năm, mình sẽ gửi tiền về cho mẹ sắm Tết, còn mình trước khi về quê mua thêm trái cây nhập khẩu, các loại mứt lạ miệng để cả nhà đón Tết có thêm 'hương vị' mới. Nhưng năm nay thu nhập giảm, mẹ dặn mình không cần mua sắm cầu kỳ, ở nhà mẹ mua đủ những thực phẩm thiết yếu rồi", Khánh Hà (quê Phú Thọ, đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội) cho hay.

Grab,  GrabMart anh 2

Các mặt hàng tiêu dùng cơ bản dịp Tết được người tiêu dùng ưu tiên mua sắm. Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 11/2021 tăng 6,2% so với tháng 10 và dự kiến tăng dần về cuối năm. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng người tiêu dùng có xu hướng mua sắm Tết truyền thống sớm hơn thường lệ và tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như hàng tươi sống, thực phẩm, bánh kẹo, bia, nước giải khát, rượu...

Tăng trưởng mua sắm online

Từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát, chị Kim Thư (quận Tân Bình, TP.HCM) quen dần với việc mua hàng online khi được khuyến cáo hạn chế ra ngoài và tiếp xúc nhiều người. Từ một người nội trợ hàng sáng xách giỏ đi chợ, chị Thư giờ thuần thục sử dụng smartphone, lên các nền tảng thương mại điện tử để mua sắm thực phẩm, đồ dùng cho cả gia đình.

Grab,  GrabMart anh 3

Mua sắm online ngày càng phổ biến, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.

Chị Thư kể: "Cuộc sống bình thường mới cho phép các chợ, siêu thị mở cửa trở lại. Nhưng chỉ mới cách đây gần nửa năm thôi, nhà tôi phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhờ shipper đi chợ hộ. Cả con hẻm giăng dây, chợ đóng cửa, thực phẩm gia đình sử dụng đều là đặt mua online. Sau khi được 'cứu đói' trong hoàn cảnh dịch bệnh mua sắm khó khăn, tôi dần quen và từ đó yêu thích việc đi chợ online".

Nền tảng mua sắm trực tuyến được chị Thư lựa chọn là GrabMart, với hệ sinh thái Grab đã quen thuộc với gia đình. Không chỉ riêng chị Thư, nhiều người Việt cũng có sự thay đổi lớn trong thói quen tiêu dùng khi biết cách khai thác sự tiện lợi, nhanh chóng và đa dạng sản phẩm trên các nền tảng mua sắm online. Việc các thông tin ưu đãi hay khuyến mại của nhà cung cấp hiển thị rõ ràng trên app giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận, nắm bắt kịp thời để từ đó mua sắm thông minh và tiết kiệm chi tiêu hơn.

Grab,  GrabMart anh 4

Người tiêu dùng tiết kiệm thời gian di chuyển khi mua sắm online.

"Đi chợ online không chỉ giúp tôi tuân thủ các biện pháp chống dịch, an toàn ở nhà vẫn sắm đầy đủ đồ cần thiết, mà còn tiết kiệm được chi phí khi nhiều nền tảng thương mại điện tử tung ra ưu đãi hấp dẫn, giao hàng tận nơi. Các mặt hàng trên nền tảng trực tuyến còn dễ so sánh giá hơn, giúp tôi tránh cảnh mặc cả kỳ kèo như đi chợ truyền thống. Sát Tết, nhà cửa hay cơ quan có nhiều việc phải lo, việc mua sắm online tiết kiệm được cả thời gian di chuyển hay giao dịch, giúp tôi sắm Tết nhàn hơn so với mọi năm", chị Thư kết luận.

Zing News phối hợp Grab thực hiện tuyến nội dung "Tết xa mặt vẫn có cách tỏ lòng”, giúp người dùng Việt tối ưu hóa chi phí, chi tiêu thông minh trước thềm Tết Nhâm Dần 2022.

Với mong muốn mang đến trải nghiệm sắm Tết an toàn, tiện lợi, chất lượng, GrabMart và GrabFood giới thiệu tính năng tặng quà, đặt món cho người thân ở khác thành phố. Tính năng này được triển khai từ 3/1 đến hết 14/2. Người dùng có thể nhận ưu đãi đến 50%, mã giảm 100.000 đồng từ MOCATET, GMTET, giảm 17.000 đồng phí giao hàng cho mọi đơn hàng. Các ưu đãi chỉ áp dụng khi thanh toán qua thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab.

Hà Minh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm