Thừa nhận là người dùng trung thành của nền tảng công nghệ này, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách, Nguyễn Thanh Hà lẫn Ngô Thế Hưng Anh không mất nhiều thời gian suy nghĩ trước khi quyết định bước vào hành trình thú vị của chương trình Grab Future Unicorn 2021 (Kỳ lân tập sự). Cả hai đầu quân vào bộ phận Transport & Express.
Mỗi vòng thi là một cuộc phiêu lưu
“Tôi thích làm việc trong công ty công nghệ có định hướng phát triển thành siêu ứng dụng như Grab. Từ lâu, tôi đã tìm cơ hội tham gia các chương trình dành cho lãnh đạo tương lai như Kỳ lân tập sự, Ngô Thế Hưng Anh hào hứng mở đầu câu chuyện về cơ duyên đến với chương trình.
Trong khi đó, những giá trị mà “siêu ứng dụng” mang lại cho đối tác cửa hàng, đối tác tài xế và người dùng đã thôi thúc Nguyễn Thanh Hà gia nhập Grab để học hỏi, góp phần tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng.
Những ngày cuối tháng 4, hai bạn trẻ cùng hàng trăm ứng viên khác bước chân vào cuộc phiêu lưu đầy bất ngờ. Nếu vòng phỏng vấn thảo luận vấn đề bám sát thực tế, vòng thi năng lực lại đặt các ứng viên vào tình huống hóc búa với các đối tác của Grab. Ở vòng thi này, ứng viên không chỉ cần tạo ấn tượng, thuyết phục những lãnh đạo giàu kinh nghiệm về khả năng của mình, mà còn phải học hỏi lẫn nhau, dung hòa với ứng viên khác để mang về kết quả tốt cho nhiệm vụ đặt ra.
Thế Anh nhận định vòng thi năng lực nhiều thử thách nhất. |
“Với tôi, thử thách lớn nhất nằm ở vòng thi cuối - Kiểm tra năng lực - diễn ra xuyên suốt một ngày. Tôi làm việc, trao đổi dưới sự quan sát của lãnh đạo Grab nên luôn tự nhủ bản thân cố gắng, bền bỉ. Yếu tố để chinh phục vòng này có lẽ nằm ở tư duy hệ thống, đặt mục tiêu của nhóm lên trên cái tôi cá nhân”, Thế Anh chiêm nghiệm về bài học đầu tiên từ cuộc thi.
4 vòng thi không đơn giản là cuộc phiêu lưu cho những bạn trẻ thích khám phá, chinh phục. Hành trình ấy giúp Thanh Hà, Thế Anh cũng như các ứng viên có cơ hội trải nghiệm, chắc chắn hơn về lựa chọn tham gia Kỳ lân tập sự của mình.
“Bất cứ khi nào gặp khó khăn, lo lắng, tôi đều được lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm từ anh chị đi trước. Sự cởi mở từ chính những lãnh đạo đã cho tôi thêm tự tin, vượt khỏi vòng an toàn và khai phá khả năng. Qua từng vòng, tôi hiểu hơn về công ty, văn hóa, người quản lý sau này của mình”, Thanh Hà bộc bạch.
Muôn vàn trải nghiệm trong những tháng đầu thực tập
Nếu thử thách, trải nghiệm từ 4 vòng thi Kỳ lân tập sự khiến Thanh Hà và Thế Anh bất ngờ một, thì những tháng thực tập đầu tiên làm việc tại Grab mang lại thú vị gấp nhiều lần. Các bạn được tham gia vào bộ máy vận hành, trở thành một phần của nền tảng ứng dụng công nghệ này và đóng góp công sức ở dự án lớn, tạo ra giá trị thiết thực cho cộng đồng, đối tác.
“Tôi bị thu hút ngay bởi nguyên tắc Humility - đề cao sự khiêm tốn, tinh thần học hỏi trong văn hóa làm việc ‘The Grab way’ của Grab. Mọi người dành sự quan tâm, giúp đỡ đặc biệt cho thành viên mới. Cả những anh chị lãnh đạo giàu kinh nghiệm cũng không ngừng học hỏi để phát triển từng ngày”, Thế Anh chia sẻ.
Nam tập sự thừa nhận gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu và làm việc theo quy trình vận hành tại Grab. Thế nhưng, sự hướng dẫn của anh chị đi trước giúp Thế Anh hoàn thành tốt công việc, nhanh chóng thích ứng với những dự án tương tự. Môi trường tại đây dạy anh phải học hỏi từ bất kỳ ai. Mỗi người đều có kiến thức, câu chuyện thú vị riêng để đưa ra những góc nhìn mới và đôi khi quyết định sự thành/bại của dự án.
Những ngày đầu của hành trình Kỳ lân tập sự, các bạn trẻ chiêm nghiệm cho mình nhiều bài học đắt giá. |
“Tôi cũng trau dồi khả năng tư duy, chấp nhận rủi ro từ lãnh đạo. Dự án triển khai trong thời gian ngắn sẽ có rủi ro nhất định. Thay vì e dè, lo lắng, lãnh đạo chấp nhận các rủi ro và cẩn thận lên kế hoạch để ngăn chặn đến mức tối thiểu hoặc tìm phương án giải quyết để dự án được triển khai đúng tiến độ”, Thế Anh lý giải.
Môi trường và tốc độ làm việc tại Grab là động lực để Thanh Hà cố gắng học hỏi và phát triển bản thân. Tại Grab, Thanh Hà đảm nhận nhiệm vụ phân tích, tìm kiếm cơ hội, xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ GrabExpress. Tháng đầu gia nhập “đội quân áo xanh”, cô gọi hàng trăm cuộc điện thoại nói chuyện với đối tác để tìm hiểu tình hình thực tế.
“Trước khi trở thành kỳ lân tập sự, tôi không biết về quy trình vận hành đằng sau những cuốc xe, món ngon mà mình đặt mỗi ngày. Đến giờ, tôi hiểu hơn câu chuyện kinh doanh của đối tác và muốn hỗ trợ họ phát triển hơn nữa cùng Grab”, Thanh Hà cảm nhận về những ngày đầu trở thành “kỳ lân tập sự”.
Bộ máy vận hành không ngừng nghỉ thôi thúc các “kỳ lân tập sự” học hỏi từ mọi người xung quanh. Họ nhận ra mỗi người sẽ có kiến thức, câu chuyện thú vị, kinh nghiệm, chuyên môn riêng và có thể đưa ra góc nhìn mới, đôi khi quyết định sự thành bại của dự án.
Cũng ở đây, những bạn trẻ được dạy về tư duy chấp nhận rủi ro. Văn hoá dám nghĩ dám làm ấy góp phần kích hoạt khả năng sáng tạo, tư duy, mở rộng giới hạn. 4 vòng thi nhiều thử thách và những trải nghiệm sau gần 6 tháng đầu làm việc trong môi trường Grab đã hun đúc sự tự tin trong Thế Anh và Thanh Hà.
Cả hai càng chắc chắn vào lựa chọn tham gia chương trình và háo hức chờ đợi thử thách trong chặng đường sắp tới ở Grab. Nền tảng ứng dụng công nghệ này không chỉ bồi đắp kinh nghiệm thực chiến, mà còn giúp các bạn nhận ra giá trị bản thân và nội lực của mình.
Tiếp nối thành công của mùa đầu tiên, chương trình Kỳ lân tập sự mùa 2 chính thức khởi động. Các bạn trẻ muốn thử sức trong môi trường năng động của “siêu ứng dụng” Grab có thể đăng ký ứng tuyển tại đây, hạn cuối nộp hồ sơ đến hết 14/1/2022.
Bình luận