Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Không có ý tưởng nào là điên rồ và tư duy dám nghĩ dám làm tại Grab

Ghi dấu ấn trước hàng trăm ứng viên tham gia thử thách tại “Kỳ lân tập sự 2021”, Hạnh Thảo và Thuỳ Trang được trải qua mọi cung bậc cảm xúc khi làm việc tại Grab.

Grab anh 1

“Em sẽ làm gì khi bệnh viện quá tải?” - câu hỏi được đặt ra trong một vòng thi của chương trình Grab Future Unicorn 2021 (Kỳ lân tập sự) do Grab tổ chức - khiến Trần Thị Hạnh Thảo bối rối xen lẫn bất ngờ, hào hứng. Hơn 6 tháng trước, Thảo vô tình thấy thông tin về cuộc thi này trên mạng xã hội. Ấn tượng bởi những giá trị, sự tiện lợi mà Grab mang lại cho người dùng, cô không ngần ngại đăng ký ứng tuyển vào bộ phận Marketing.

Hạnh Thảo không ngờ quyết định ấy đưa cô đi từ thú vị này đến ngạc nhiên khác, giống như câu hỏi vừa thực tế, vừa sáng tạo nhận được ở vòng phỏng vấn.

Bài học về khả năng ứng biến và sự sẻ chia

Câu hỏi yêu cầu khả năng suy luận để tìm ra giải pháp cho vấn đề cấp thiết giữa đại dịch chỉ là khởi đầu cho chuỗi trải nghiệm khó quên phía sau. Lần đầu tiên, Thảo trực tiếp liên hệ đối tác nhà hàng GrabFood để giới thiệu về một chương trình. Thử thách làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, dưới sự quan sát của những người có kinh nghiệm mang đến cho nữ sinh mới ra trường không ít lo lắng, hồi hộp.

“Vòng thi khó nhất với tôi là Kiểm tra năng lực khi phải gọi điện cho đối tác và không thể đoán phản ứng của họ ra sao, đặt mình vào tình huống nào. Yếu tố giúp tôi vượt qua thử thách nằm ở sự bình tĩnh để tạo trải nghiệm tốt cho đối tác, đồng thời tiếp nhận thông tin, chọn lọc câu trả lời và phản hồi phù hợp”, Hạnh Thảo nhớ lại bài học có được từ các vòng thi của chương trình Kỳ lân tập sự.

Cũng lần đầu, cô cảm nhận rõ trách nhiệm đè nặng lên vai đến thế. Dù gọi điện cho đối tác chỉ là một phần thử thách của chương trình, nhưng khả năng diễn đạt và trải nghiệm Thảo mang đến cho đối tác nhà hàng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín của nền tảng này. Đối mặt bài toán hóc búa, Hạnh Thảo vẫn khẳng định mình may mắn khi được tham gia vào thử thách ý nghĩa, phản ánh đúng tính chất công việc của Grab là luôn luôn trao đổi, lắng nghe đối tác để hỗ trợ và cùng nhau phát triển.

Grab anh 2

Chương trình Kỳ lân tập sự giúp bạn trẻ mới ra trường và đi làm như Thảo trang bị kỹ năng tư duy, xử lý tình huống.

Trong khi đó, chương trình Kỳ lân tập sự lại thu hút Nguyễn Ngọc Thuỳ Trang bởi sự quy mô, thú vị của chương trình. Cô chọn vào bộ phận Food & Mart và trải qua nhiều thử thách từ loạt minigame xử lý tình huống đòi hỏi tư duy logic.

“Dù chỉ là trò chơi, các hoạt động có thể đánh giá khả năng ứng biến của thí sinh. Khó nhất nằm ở kỹ năng quản lý tốt thời gian”, Thuỳ Trang chia sẻ kinh nghiệm từ cuộc thi.

Với Trang, vòng làm việc nhóm mang đến nhiều thách thức nhưng cũng tạo điều kiện để thể hiện bản thân. Cô đã cho mọi người thấy cách dẫn cắt, dung hòa giữa các ứng viên đang vào vai trưởng nhóm, để tất cả đều được đóng góp ý kiến và giá trị cho cuộc thảo luận. Trang chia sẻ chính những kỹ năng này là chìa khóa giúp cô mở cánh cửa vào vòng trong.

Nhiệt huyết, chân thành - nền tảng của thành công

Vượt qua hàng trăm ứng viên khác đến trở thành Kỳ lân tập sự tại Grab, Hạnh Thảo và Thuỳ Trang đều nhanh chóng tích lũy nhiều kỷ niệm, bài học cho riêng mình.

“Tốc độ làm việc rất nhanh”, Hạnh Thảo thốt lên trong ngày đầu gia nhập guồng quay của “siêu ứng dụng” này. Vẫn biết làm trong lĩnh vực dịch vụ cần theo sát nhu cầu và chuyển biến của thị trường, song tốc độ “tên lửa” tại Grab vẫn khiến Thảo đôi lần trật nhịp trong thời gian đầu.

Còn Thùy Trang mang theo chút bối rối bước vào kỳ tập sự. Cô lo lắng môi trường làm việc online sẽ khiến người mới khó hòa nhập hay học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, quản lý.

Thế nhưng, những bỡ ngỡ ban đầu của Thảo và Trang nhanh chóng lấp đầy bằng sự theo dõi sát sao, khích lệ kịp thời từ quản lý. Cùng với đó, đồng nghiệp đi trước không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ cả khi phải trả lời một câu hỏi nhiều lần. Buổi gặp mặt chào đón thành viên mới được bù đắp bằng các trò chơi nhóm qua ứng dụng gọi online. Các chương trình giao lưu liên tục được tổ chức để nhân viên bày tỏ băn khoăn, lo lắng cũng như mong muốn trong mùa dịch.

“Mỗi ngày, tôi phải trao đổi công việc với nhiều đối tác doanh nghiệp, chuỗi cửa hàng, siêu thị… Tôi giữ tâm thế của người mới và thiếu tự tin khi kết nối đối tác giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, chính quản lý khuyến khích, động viên và cho tôi niềm tin vào khả năng bản thân, giá trị mình tạo ra”, Thuỳ Trang bộc bạch.

Grab anh 3

Thuỳ Trang luôn nhận sự hỗ trợ sát sao từ quản lý, đồng nghiệp.

Hoài nghi bản thân cũng là cảm giác của Hạnh Thảo trong những ngày đầu làm việc tại Grab. Công việc marketing cần lên kế hoạch phát triển thương hiệu cho đối tác nhà hàng, giới thiệu chương trình khuyến mại hay phối hợp các phòng ban khác để triển khai dự án… khác hẳn trải nghiệm của cô ở môi trường trước.

“Văn hóa dám nghĩ dám làm tại Grab đã khuyến khích tôi không khắt khe với bản thân, dám sai để phát triển. Hiếm có nơi nào tạo cơ hội để nhân viên phát triển ý tưởng sáng tạo như ở Grab. Một câu nói bông đùa cũng có thể trở thành ý tưởng, phát triển lên dự án ở tương lai”, Hạnh chia sẻ.

Chữ “Heart” - trong nguyên tắc cốt lõi 4H của Grab (Heart - phục vụ bằng cả trái tim; Hunger - khao khát phục vụ, đổi mới, đặt đối tác và người dùng lên hàng đầu; Honour - học hỏi và nâng cao kỹ năng; Humility - đề cao sự khiêm nhường, tinh thần cải tiến) được Thuỳ Trang nhắc lại không dưới 3 lần.

Tại đây, cô cảm nhận rõ tất cả nhân viên đều làm việc với tinh thần đặt cái tâm lên hàng đầu, dù với đối tác tài xế, đối tác doanh nghiệp hay các nhân viên trong công ty. Mang theo chữ “Heart”, Trang lần đầu tham gia vào dự án GrabConnect nhằm kết nối nông sản và đặc sản địa phương từ nông dân đến tận tay người dùng, trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng vì đại dịch. Vỏn vẹn 2 tuần lên kế hoạch, kết nối và triển khai, sự thành công của dự án là nền tảng và động lực để Trang tiếp tục hành trình 2 năm tập sự tại Grab.

Tương tự Trang, sự tự hào, vui sướng có lẽ chưa thể diễn tả hết tâm trạng của Hạnh Thảo khi được góp phần vào dự án “Sài Gòn ơi đừng bỏ bữa” do Grab hợp tác quỹ Bông Sen triển khai. Từ đây, những chuyến xe chở nhu yếu phẩm, bữa cơm nóng hổi nối đuôi nhau đến người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh viện dã chiến, góp phần san sẻ khó khăn với cộng đồng.

“Từ khi lên ý tưởng đến lúc thực hiện chưa đến một tuần. Tuy nhiên, hoạt động sinh ra từ sự chân thành, tình yêu thương với thành phố và con người ấy đã mang lại kết quả tốt đẹp. Dự án đã trao hàng nghìn bữa ăn đến tay người dân có hoàn cảnh khó khăn mùa dịch. Đó là động lực lớn để tôi tiếp tục dự án khác, đóng góp giá trị cho xã hội”, Hạnh Thảo khẳng định.

Trải nghiệm những tháng đầu thực tập đủ vui, buồn đã nuôi khát vọng học hỏi nhiều hơn trong Thảo và Trang. Cả hai đều mong muốn được thử sức ở các dự án, phòng ban khác nhau. Đặc biệt hơn, họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm, bài học tích luỹ cho thế hệ “Kỳ lân tập sự” kế tiếp.

Tiếp nối thành công của mùa đầu tiên, chương trình Kỳ lân tập sự mùa 2 chính thức khởi động. Các bạn trẻ muốn thử sức trong môi trường năng động của “siêu ứng dụng” Grab có thể đăng ký ứng tuyển tại đây, hạn cuối nộp hồ sơ đến hết 14/1/2022.

Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm