Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuỗi cửa hàng ăn uống thất thế tại Việt Nam

Do giá cả đắt đỏ, các chuỗi cửa hàng ăn uống chỉ chiếm thị phần doanh thu khoảng 5% trong nước, 95% còn lại thuộc về các nhà hàng, quán cà phê độc lập, doanh nghiệp gia đình.

Chỉ 5% doanh thu ngành thực phẩm và đồ uống trong nước thuộc về các chuỗi cửa hàng. Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo báo cáo thị trường F&B (thực phẩm và đồ uống) tại Việt Nam do iPOS thực hiện, đến hết năm 2022, Việt Nam có khoảng 338.600 nhà hàng/quán cà phê và tiếp tục xu hướng tăng dần đều với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) giai đoạn 2016-2022 khoảng 2%.

Bất chấp những tác động đại dịch của Covid-19, ngành F&B vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng đều hàng năm.

Đáng chú ý, đà tăng trưởng trong năm qua thậm chí còn mạnh hơn so với giai đoạn trước dịch Covid-19. Nhờ các chính sách thích ứng dịch bệnh của Chính phủ, doanh số bán hàng toàn ngành dịch vụ F&B được củng cố và đẩy mạnh lên gần 610.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2021.

QUY MÔ DOANH THU NGÀNH F&B TẠI VIỆT NAM
Nguồn: VIRAC, Euromonitor
NhãnNăm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022
Quy mô doanh thu tỷ đồng 467.4505.1542.1577.1513.2437609.1

Các chuỗi lớn vẫn thất thế

Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM đang dẫn đầu số lượng nhà hàng/quán cà phê tại mỗi miền. Trong cơ cấu cả nước, TP.HCM hiện dẫn đầu về số lượng nhà hàng/quán cà phê với tỷ lệ 39,78%, Hà Nội xếp thứ hai với 14,48% và Đà Nẵng là 4,8%, phần còn lại được phân bổ tại các tỉnh thành khác.

“Thị trường đồ uống năm 2022 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, có những thương hiệu hiện tăng trưởng 30-40% so với trước dịch. Đây là những thương hiệu đã tạo được danh tiếng nhất định trong thị trường. Họ được công chúng biết tới bởi hương vị sản phẩm phù hợp số đông hay sử dụng những nguyên liệu chất lượng, đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Nguyễn Thái Bình, chuyên gia vận hành F&B, chia sẻ.

Ngoài ra, vị này cho biết câu chuyện thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Sau đại dịch, tâm lý khách hàng cũng thay đổi, hướng đến sức khỏe, đặc biệt là sự trải nghiệm, và có xu hướng kén chọn hơn.

CƠ CẤU SỐ LƯỢNG NHÀ HÀNG TẠI VIỆT NAM
Nguồn: VIRAC, GSO, Euromonitor
NhãnMiền BắcMiền TrungMiền Nam
Tỷ lệ % 24.7917.7357.48

Doanh thu thị trường ăn ngoài tại Việt Nam trong năm qua ước đạt 333.690 tỷ đồng, hồi phục dần về mốc trước đại dịch.

Tuy nhiên, cơ cấu doanh thu dịch vụ F&B trên cả nước có sự phân hóa mạnh và 95% thuộc về dịch vụ ăn uống đơn lẻ, tức các cơ sở hoạt động độc lập có một hoặc ít hơn 10 cửa hàng hàng và không liên kết với doanh nghiệp nào khác. Đây chủ yếu là nhóm doanh nghiệp gia đình hoặc quan hệ đối tác.

Mặt khác, thị phần doanh thu từ các chuỗi dịch vụ ăn uống, có tối thiểu 10 cửa hàng thương hiệu, chỉ chiếm 5%.

Theo iPOS, các nhà hàng/quán ăn uống độc lập vẫn được người dân ưa chuộng hơn cả tại thị trường nội địa. Lý do lớn nhất là giá cả đồ ăn thức uống tại các chuỗi cửa hàng vẫn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam và mới chỉ phổ biến ở các đô thị loại 1.

Quy mô 1 triệu tỷ đồng vào năm 2027

Năm ngoái, thị trường F&B có tốc độ tăng trưởng tỷ lệ mở mới nhà hàng/quán cà phê cao sau Tết Nguyên đán, các quý II và III cùng năm lần lượt ghi nhận mức tăng 120% và 128% so với quý I/2022. Tuy nhiên, quý IV/2022 chỉ tăng trưởng 117%, thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước và cho thấy dấu hiệu chững lại.

Nguyên nhân chủ yếu gây sụt giảm đến từ tình hình lạm phát, kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng tăng, cắt giảm room tín dụng, cũng là nguyên nhân khiến nhiều chủ đầu tư tạm dừng kế hoạch mở rộng và chờ đợi thời cơ.

Dự báo sang năm 2023, công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor cho biết doanh thu ngành F&B tại Việt Nam có thể đạt 720.300 tỷ đồng dù kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Sau khi hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ, ngành F&B có thể tiến sát mốc doanh thu 1 triệu tỷ đồng vào năm 2027.

DỰ BÁO QUY MÔ THỊ TRƯỜNG F&B
Nguồn: Euromonitor
NhãnNăm 2023Năm 2024Năm 2025Năm 2026Năm 2027
Tổng giá trị bán lẻ tỷ đồng 609.1720.3793.9866.6938.3
Tăng trưởng % 0181098

Quy mô thị trường cà phê dự đoán đạt 11.779 tỷ đồng và hướng đến mốc 15.800 tỷ đồng vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng CAGR 7,9%. Hiện Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và với dân số đang tăng nhanh, đặc biệt là dân số trẻ với văn hóa cà phê nở rộ, thị trường cà phê Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển.

Trong khi đó, thị trường trà đạt 10.049 tỷ đồng vào năm 2022 và hướng đến mốc 15.000 tỷ đồng vào năm 2027 với CAGR đạt 10,6%. Thị trường trà đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua do sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Người Việt chi 1,1 tỷ USD cho ứng dụng gọi đồ ăn

Tại Việt Nam, tổng giá trị chi tiêu cho dịch vụ giao đồ ăn trong năm 2022 đạt 1,1 tỷ USD. Hiện dịch vụ của Grab và ShopeeFood là phổ biến nhất.

Thiếu shipper, chủ shop online không dám nhận thêm khách

Nhu cầu đặt hàng online tăng cao dịp cuối năm nhưng nhiều công ty giao vận đã ngừng nhận đơn từ sớm để nghỉ Tết.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm