Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuẩn bị đấu giá lại băng tần 5G, khởi điểm gần 2.600 tỷ đồng

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt phương án tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng khối băng tần C3. Mức giá khởi điểm cho 15 năm sử dụng là 2.581 tỷ đồng.

Phiên đấu giá khối băng tần trước đó đã bất thành do chỉ có một doanh nghiệp tham gia. Ảnh: T.L.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành thông báo phê duyệt phương án tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3.800-3.900 MHz (khối băng tần C3) cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng theo tiêu chuẩn IMT.

Đây là khối băng tần được quy hoạch để triển khai các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT-2020 và các phiên bản tiếp theo, sử dụng phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD).

Mức giá khởi điểm cho khối băng tần C3 là hơn 2.581 tỷ đồng cho 15 năm sử dụng. Bước giá được áp dụng trong phiên đấu giá là 25 tỷ đồng.

Tiền đặt trước là 130 tỷ đồng. Phiên đấu giá diễn ra theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp và phương thức trả giá lên.

Theo quy định, tổ chức đã trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2.500-2.600 MHz (khối băng tần B1) hoặc băng tần 3.700-3.800 MHz (khối băng tần C2) không được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C3.

Sau 2 năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần C3, nhà mạng phải cam kết triển khai tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G sử dụng băng tần này. Đồng thời, cam kết chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 3.800-3.900 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép.

Trước đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trúng đấu giá khối băng tần B1 (2.500-2.600 MHz) với giá 7.533 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trúng đấu giá khối băng tần C2 (3.700-3.800 MHz) với giá 2.581 tỷ đồng.

Với khối băng tần C3, do đợt đấu giá trước chỉ có một doanh nghiệp nộp tiền đặt trước để tham gia đấu giá, không đủ số lượng tối thiểu theo quy định, nên đã bất thành.

Apple xóa hơn 5.000 ứng dụng từ Việt Nam khỏi App Store

Apple cho biết đã gỡ 5.064 ứng dụng từ Việt Nam trên App Store. Sai phạm phổ biến nhất là do không tuân thủ hướng dẫn thiết kế và gian lận.

Ngành thuế nắm hơn 130 triệu tài khoản ngân hàng kinh doanh TMĐT

Nhờ sự phối hợp với các bộ, ngành, Tổng cục Thuế đã nắm dữ liệu tài khoản thanh toán của trên 9 triệu tổ chức và 121 triệu cá nhân liên quan đến hoạt động TMĐT.

VNPT muốn doanh thu cao kỷ lục hơn 59.000 tỷ đồng

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 59.089 tỷ đồng năm nay, tăng gần 8% so với kết quả thực hiện năm 2023 và là mức cao kỷ lục.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm