Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch Fahasa sang tay 3 triệu cổ phiếu cho công ty mới thành lập

Sau giao dịch, công ty mới thành lập 2 tháng trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Fahasa với tỷ lệ sở hữu 30,5%.

Chủ tịch Fahasa Phạm Minh Thuận cũng đang là Chủ tịch tại Công ty Hoa Đào Mùa Xuân - cổ đông lớn thứ 2 tại Fahasa. Ảnh: FHS.

Ông Phạm Minh Thuận, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát hành Sách TP.HCM - Fahasa (UPCoM: FHS), thông báo đã bán xong 3 triệu cổ phiếu FHS đăng ký trong ngày 9/8. Ở chiều ngược lại, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hoa Đào Mùa Xuân đã mua vào đúng lượng cổ phiếu trên.

Sau giao dịch, Hoa Đào Mùa Xuân trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Fahasa, sau Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn, với tỷ lệ sở hữu 30,5%. Trong khi đó, ông Thuận giảm sở hữu tại FHS từ 37,8% về 14,28%, nhưng vẫn là cổ đông lớn.

Dữ liệu trên sàn không ghi nhận giao dịch 3 triệu cổ phiếu FHS. Do đó, nhiều khả năng ông Phạm Minh Thuận đã chuyển nhượng cổ phần ngoài sàn cho Công ty Hoa Đào Mùa Xuân.

Cơ cấu cổ đông Fahasa
Nguồn: BCQT DN.
NhãnTổng công ty Văn hóa Sài GònCông ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hoa Đào Mùa Xuân Ông Phạm Minh Thuận Bà Lê Thị Thu HuyềnCổ đông khác

% 30.523.5314.285.1526.54

Công ty Hoa Đào Mùa Xuân là doanh nghiệp mới được thành lập vào tháng 6. Ngành nghề kinh doanh chính là đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa. Người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch cũng chính là ông Phạm Minh Thuận.

Mới nhất, Fahasa thông báo chốt danh sách tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 6% bằng tiền (600 đồng/cổ phiếu), tương ứng cần chi gần 7,7 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/9 và ngày thanh toán vào 18/9.

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ, các cổ đông Fahasa đã thông qua tỷ lệ cổ tức năm 2024 là 16% bằng tiền, thấp hơn mức 18% của năm 2023. Đây là năm 7 liên tiếp Fahasa duy trì trả cổ tức cho cổ đông từ khi giao dịch trên UPCoM năm 2018, tỷ lệ khá ổn định dao động 10-18%.

Kết phiên giao dịch chứng khoán ngày 19/8, giá cổ phiếu FHS ở mức 32.000 đồng/đơn vị, đi ngang trong gần 2 tháng qua. So với đầu năm, thị giá FHS đã tăng hơn 33%.

Fahasa hiện là chuỗi nhà sách có quy mô lớn nhất cả nước với 120 nhà sách lớn, nhỏ tại nhiều tỉnh, thành phố.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Fahasa đạt 1.829 tỷ đồng doanh thu và 22,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng nhẹ so với nửa đầu năm ngoái. So với kế hoạch doanh thu năm là 4.000 tỷ đồng, đơn vị này đã thực hiện được 46% chỉ tiêu sau 6 tháng.

Từ đầu năm đến nay, Fahasa đã khai trương hơn 7 nhà sách mới, trong đó nhiều nhà sách xuất hiện tại các trung tâm thương mại đông khách ở TP.HCM như Vincom 3/2 (quận 10), Vincom Grand Park (TP Thủ Đức), Giga Mall (TP Thủ Đức), Hùng Vương Plaza (quận 5).

Fahasa mở mới 7 nhà sách, thu hơn 12 tỷ đồng mỗi ngày

Fahasa liên tục mở rộng chuỗi nhà sách vào các trung tâm thương mại đông khách như Vincom, Giga Mall, Hùng Vương Plaza.

Sếp Fahasa: 'Nhiều nhà sách không mặn mà với sách giáo khoa'

Doanh nghiệp phải chịu chi phí rất lớn cùng với áp lực về tồn kho khi kinh doanh sách giáo khoa dù chiết khấu phát hành chỉ ở mức 8-10%.

Fahasa thế chân đối thủ ở các trung tâm thương mại Vincom

Tổng giám đốc Fahasa khẳng định tất cả nhà sách của chuỗi đều đang kinh doanh có lãi nên doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng quy mô tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Diệu Thanh

Bạn có thể quan tâm