Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính phủ phấn đấu GDP quý IV tăng 7,5%

Nếu quý IV đạt khoảng 7,5% thì tăng trưởng cả năm sẽ đạt hơn 7%, gần gấp đôi so với mức trung bình của ASEAN và thế giới.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10. Ảnh: VGP.

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, nhằm tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm và các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm.

Môi trường kinh doanh cải thiện

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát và các cân đối lớn được đảm bảo. Nợ công và bội chi đều thấp hơn giới hạn cho phép, nợ nước ngoài giảm nhanh.

Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm tăng 3,78% so với cùng kỳ trong bối cảnh điều chỉnh giá điện, học phí.

Đồng thời, tỷ giá cũng được điều hành linh hoạt, phù hợp với diễn biến toàn cầu. Thu ngân sách 10 tháng đạt hơn 97% dự toán, tăng 17% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng mạnh, với xuất siêu ước đạt hơn 23 tỷ USD.

Lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhìn nhận trong bối cảnh sản xuất kinh doanh phục hồi, doanh nghiệp đang dần lấy lại niềm tin vào triển vọng kinh tế. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; công nghiệp cũng phục hồi nhanh, dẫn dắt tăng trưởng với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 7% so với cùng kỳ.

Theo Bộ trưởng, xuyên suốt thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, xử lý vướng mắc và đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng chiến lược, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới.

"Việt Nam được đánh giá là môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 20 năm qua", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Dù vậy, Bộ trưởng cũng chỉ ra những thách thức còn tồn tại, như sức cầu trong nước thấp, nhiều dự án bị đình trệ, gây tồn đọng nguồn lực.

Theo đó, ông cho rằng các tháng cuối năm rất thách thức để thúc đẩy tiêu dùng trong nước. "Chúng ta cần có giải pháp mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả để giải quyết các vấn đề tồn đọng, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn, phấn đấu tăng trưởng cả năm đạt 7% trở lên", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất.

Phấn đấu GDP quý IV tăng 7,5%

Dựa trên những kết quả đạt được và nhận diện các thách thức trong bối cảnh mới, Bộ trưởng KH&ĐT đề xuất Chính phủ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng còn lại của năm.

Đầu tiên, ông đề xuất Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh sớm nhất có thể.

kinh te viet nam,  nguyen chi dung anh 1

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra sáng 9/11. Ảnh: VGP.

Đồng thời, Bộ đề nghị chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trả lời chất vấn, tiếp thu và giải trình ý kiến của Quốc hội, tạo điều kiện để Quốc hội xem xét, thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) cùng các luật liên quan đến đầu tư, quy hoạch, ngân sách, tài chính và quản lý nợ công trong Kỳ họp thứ 8. Ngay sau khi các luật được thông qua, cần triển khai thực hiện một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung ưu tiên nguồn lực để hoàn thiện thể chế, coi đây là “đột phá của đột phá” nhằm tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư.

Bộ trưởng cũng đề xuất Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, đảm bảo nguồn cung hàng hóa và tăng cường tiêu thụ vào cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025.

Cùng với đó, cần tháo gỡ các khó khăn cho các dự án, đất đai, giải phóng nguồn lực bị tồn đọng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương luôn chủ động, tích cực, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống, nhằm hoàn thành tất cả mục tiêu của năm 2024.

Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP quý IV và cả năm. Trong đó, nếu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5% thì cả năm sẽ đạt hơn 7%, gần gấp đôi so với mức trung bình của ASEAN và thế giới. Thủ tướng nêu rõ tăng trưởng GDP là chỉ tiêu rất quan trọng, giúp tăng năng suất lao động.

Đồng thời, lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá để thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, làm mới các động lực tăng trưởng cũ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Thủ tướng đề nghị rà soát các công việc phục vụ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong đó có việc chuẩn bị tốt hồ sơ trình chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Ông Trump đắc cử tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Là một trong những nền kinh tế tiềm năng nhất thế giới, Việt Nam sẽ tiếp tục tận dụng các quan hệ thương mại để tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiệm kỳ tổng thống mới của ông Donald Trump.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 7%

Với kết quả tăng trưởng quý III tốt hơn nhiều kỳ vọng, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay từ 6,5% lên 7%, dự báo cao nhất trong các tổ chức kinh tế quốc tế.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Ke hoach mao hiem cua Nike hinh anh

Kế hoạch mạo hiểm của Nike

0

Chiến lược giảm giá của Nike mang đến nhiều nguy cơ hơn là lợi ích nhưng hãng vẫn đang tìm cách vượt qua khó khăn này bằng việc tạo dựng thêm niềm tin từ các đối tác và khách hàng.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm