Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

'Chìa khóa' giúp Nga chiếm ưu thế tại Donbas

Tận dụng mạng lưới đường sắt, một công nghệ của thế kỷ XIX, tại Donbas đã góp phần giúp Nga nhanh chóng vận chuyển vũ khí và tạo ưu thế trong giao tranh tại miền Đông Ukraine.

nga tan dung duong sat lam uu the anh 1

Lực lượng Nga đã đạt nhiều bước tiến ở miền Đông Ukraine trong những tuần gần đây sau khi áp đảo về pháo binh.

Một phần trong lợi thế này đến từ việc Moscow dần tiếp cận tốt hơn với các tuyến đường sắt cung cấp hàng tấn đạn dược và vật phẩm khác.

Tàu hỏa là phương pháp phổ biến của quân đội Nga để di chuyển binh lính cùng vũ khí hạng nặng. Việc mạng lưới đường sắt dày đặc tại Donbas cũng góp phần vào lợi thế của Moscow.

Quân đội Nga phụ thuộc lớn vào đường sắt cho vận chuyển, và vẫn duy trì Lực lượng Đường sắt - một binh chủng từng phổ biến trong Thế chiến II. Đơn vị này có các toa tàu bọc thép, được sơn ngụy trang và trang bị pháo phòng không để bảo vệ các đoàn tàu tiếp tế. Các binh sĩ được huấn luyện để sửa chữa những đường ray bị hư hại do bom đạn.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã khôi phục hơn 1.200 km đường sắt tại các hành lang nhân đạo ở miền Đông Nam Ukraine.

“Ngay cả khi phía Ukraine phá hủy tuyến đường sắt, nó chỉ làm chậm người Nga chứ không ngăn được họ”, Alex Vershinin, cựu trung tá quân đội Mỹ, phân tích về năng lực hậu cần của Nga.

nga tan dung duong sat lam uu the anh 2

Binh sĩ Nga quan sát đoàn tàu vận chuyển xe tăng rời khỏi Crimea. Ảnh: Time.

Dù vậy, các chuyên gia đánh giá việc phụ thuộc lớn vào vận tải đường sắt - một công nghệ từ thế kỷ XIX - bộc lộ những hạn chế trong công tác hậu cần quân sự của Moscow.

Những trường hợp cần hỗ trợ những khu vực xa các tuyến đường sắt, quân đội Moscow thường tỏ ra thiếu hiệu quả, và là một trong những nguyên nhân lực lượng Nga phải rút khỏi Kyiv, theo Wall Street Journal.

Thủ công và tự động hóa

Vài ngày sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự”, binh lính Moscow đã nói qua radio than phiền đang bị mắc kẹt: “Tôi cần một trạm xăng. Phương tiện đang dừng hoạt động”.

Trong những tuần sau đó, tình báo phương Tây và Ukraine cho biết quân đội Nga đã bỏ lại nhiều xe hết nhiên liệu hay cần phụ tùng. Những xe chở nhiên liệu và xe tiếp tế dễ bị chọn làm mục tiêu.

Theo các chuyên gia hậu cần, Nga vẫn dựa phần lớn vào sức người để mang vác vật dụng chất lên xe để vận chuyển, thay vì cơ giới hóa hệ thống hậu cần.

Vào đầu thế kỷ XX, Mỹ từng phản đối việc cơ giới hóa hậu cần quân sự, nhằm duy trì việc làm và giữ quan hệ tốt đẹp với liên đoàn lao động - bao gồm những công nhân đóng tàu và vận tải hàng hóa quan trọng.

Điều đó đã thay đổi khi Thế chiến II nổ ra, theo Manley Irwin, giáo sư danh dự tại Đại học New Hampshire, người nghiên cứu lịch sử Hải quân Mỹ.

Việc thủy quân lục chiến Mỹ liên tục truy đuổi và giao tranh với quân Nhật Bản trên những hòn đảo ở Thái Bình Dương đã khiến đội ngũ hậu cần không thể tiếp ứng kịp thời. Để tăng tốc viện trợ, Hải quân Mỹ đã xem xét hệ thống vận tải được các công ty Mỹ sử dụng, đồng thời hợp tác với các đơn vị này để cải thiện hậu cần quân sự.

Một nghiên cứu từ thời chiến chỉ ra thời gian để chất hàng hóa lên tàu tiếp tế giảm từ 682 giờ xuống còn 203 giờ bằng việc sử dụng xe nâng và pallet (kệ dùng để kê hàng hóa).

Việc dùng xe nâng rất quan trọng với quân đội Mỹ thời điểm đó, và những tài liệu về phương pháp sử dụng được coi là bí mật, theo ông Irwin.

Nền kinh tế Nga đã phát triển vượt bậc so với thời Liên Xô. Tuy nhiên, đầu tư chủ yếu tập trung vào khai thác như dầu, khoáng sản, thay vì sản xuất tiên tiến và hậu cần.

Việc nới lỏng hạn chế kinh tế giúp Moscow tiếp cận công nghệ cao và những nhà quản lý có kinh nghiệm. Nhưng điều này cũng làm Nga phụ thuộc vào nước ngoài trong sản xuất công nghiệp.

Các vai trò chuyên biệt hóa, chẳng hạn giám sát chuỗi cung ứng, chỉ bắt đầu xuất hiện tại Nga vào năm 2014, khi mối quan hệ với phương Tây xấu đi sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea. Các lệnh trừng phạt gần đây cũng được cho là sẽ khiến hoạt động hậu cần của Nga thêm ngưng trệ.

nga tan dung duong sat lam uu the anh 3

Binh sĩ Ukraine dùng xe nâng để chất tên lửa chống tăng Javelin lên xe tải. Ảnh: AFP.

Động lực thúc đẩy

Trước khi chiến sự tại Ukraine nổ ra ngày 24/2, hình ảnh về các lô hàng vũ khí mà vận tải cơ Mỹ chở đến sân Boryspil ở Kyiv đã xuất hiện. Ở đó, các máy nâng cơ giới đã đưa những tên lửa chống tăng, đạn pháo chất lên xe tải để vận chuyển đến tiền tuyến. Tốc độ vận chuyển được cho là đã góp phần giúp lực lượng Ukraine đẩy lùi quân Nga khỏi Kyiv.

Ngoài ra, ưu thế về tự động hóa của Mỹ còn được thể hiện ở hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) mà Tổng thống Joe Biden cam kết viện trợ Ukraine. Loại xe 5 tấn với cánh tay robot có thể tự động lắp đặt tên lửa và chỉ cần một người điều khiển.

Theo ông Trent Telenko - người có 33 năm làm việc tại Cơ quan Quản lý Hợp đồng Quốc phòng (DCMA) của Lầu Năm Góc - cho biết tại Mỹ, nguy cơ các vụ kiện tụng và phải giải trình trước công chúng đã thúc đẩy quân đội phải giảm rủi ro xảy ra với người trong công tác hậu cần càng nhiều càng tốt.

Tăng cường độ an toàn và hiệu quả khi tự động hóa sẽ mang lại lợi ích cho Lầu Năm Góc qua việc giảm chi trả trợ cấp cựu chiến binh và dành nguồn tiền cho mua sắm thiết bị, vận hành và đào tạo.

Đoàn tàu chở vũ khí Nga vượt sông bằng cầu phao Đoàn tàu hỏa chở theo hàng nghìn tấn vũ khí vượt sông dễ dàng nhờ vào cầu phao khổng lồ do binh đoàn đường sắt thuộc quân đội Nga lắp ráp.

Nga yêu cầu quân đội Ukraine ở Sievierodonetsk đầu hàng

Quân đội Nga ngày 15/6 đã yêu cầu lực lượng Ukraine cố thủ tại nhà máy hóa chất Azot ở thành phố Sievierodonetsk, tỉnh Lugansk hạ vũ khí.

Danh sách vũ khí táo bạo Ukraine yêu cầu từ phương Tây

Ukraine cho biết họ cần “khẩn cấp những loại vũ khí tương đương với Nga” trong bối cảnh bộ trưởng Quốc phòng các nước phương Tây chuẩn bị nhóm họp vào ngày 15/6 tới.

Trần Hoàng

Theo Wall Street Journal

Bạn có thể quan tâm