Ảnh hưởng bão Noru, ngày 27/9, địa bàn Đà Nẵng có mưa to và bắt đầu có gió nhẹ. Người dân địa phương đang gấp rút gia cố nhà cửa để hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ. |
Nhiều người dân Đà Nẵng đã chi hơn 10 triệu đồng thuê xe tải đậu chắn trước cửa nhà để chống bão. Theo họ, việc để ôtô như thế này có tác dụng chắn gió, hạn chế vỡ các tấm kính cửa. |
Anh Dũng, chủ nhà hàng Ngọc Hương, chi 20 triệu đồng thuê 4 xe container đậu xung quanh cơ sở kinh doanh của mình. Người này cho biết đã áp dụng biện pháp phòng chống này trong nhiều đợt bão và có hiệu quả. "Nghe thông tin bão có gió giật mạnh lên đến cấp 14-15 nên tôi phải làm vậy cho đảm bảo an toàn. Tốn tiền nhưng cũng chấp nhận chứ không may bão vào thổi bay tất cả đồ đạc thì thiệt hại nghiêm trọng hơn", anh Dũng chia sẻ với Zing. |
Không chỉ các hộ kinh doanh, theo ghi nhận của Zing, nhiều người dân cũng sử dụng ôtô đậu trước nhà để hạn chế sức công phá của bão. |
Ghi nhận tại các tuyến đường ven biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê... hầu hết khách sạn, nhà hàng, quán xá đã dừng hoạt động. Chủ các cơ sở kinh doanh đang huy động nhân viên chằng chống quán xá, nhà hàng. |
Nhiều chủ quán nhậu ven biển Đà Nẵng đã tháo dỡ mái tôn mang đi cất. Theo họ, cơn bão này được dự báo mạnh nhất trong 20 năm qua nên lo sợ sẽ có sức tàn phá lớn. |
"Tôi đã cho nhân viên tháo dỡ các mái tôn mang đi cất để hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ. Khi bão tan, chúng tôi sẽ thuê thợ lợp lại mái nhà", ông Nguyễn Văn Huỳnh, chủ một nhà hàng ở đường Võ Nguyên Giáp, chia sẻ. |
Chủ các cơ sở kinh doanh thức ăn, đồ uống đã sắp xếp lại bàn ghế. Với đồ dùng có giá trị, họ mang về những tòa nhà kiên cố để tránh bị hư hỏng. |
Tượng tự, các khách sạn ven biển ở Đà Nẵng cũng đã "cửa đóng, then cài". Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra, chủ các khách sạn đã dùng nhiều bao tải cát chặn trước cửa cơ sở kinh doanh. |
"Từ sáng sớm, chúng tôi đã dùng các khúc gỗ nẹp cửa khách sạn. Những chỗ hở thì dùng bao cát để bịt lại, hạn chế gió lùa vào trong", anh Nam, nhân viên của một khách sạn ở đường Trường Sa, cho biết. |
Cũng theo anh Nam, từ ngày 26/9, khách sạn không tiếp nhận khách thuê phòng. "Nghe đài báo thông tin cơn bão này có sức gió giật đến cấp 14 nên mọi người rất lo lắng. Sau khi gia cố nhà riêng xong, chúng tôi ra khách sạn để hỗ trợ chống bão", anh Nam nói thêm. |
Chủ nhà hàng, quán nhậu ở Đà Nẵng thuê thợ đến hàn các thanh sắt trước cửa để đảm bảo sự chắc chắn. |
"Chúng tôi mua hết hơn một triệu tiền sắt và thuê người đến hàn lại cửa cho đảm bảo an toàn. Các nhân viên sẽ tới những nơi có nhà kiên cố để trú bão, không ai ở đây cả", ông Thịnh, chủ một nhà hàng ở quận Sơn Trà, chia sẻ. |
Theo ghi nhận của Zing, đến 11h30, công tác gia cố nhà cửa ở Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành. |
Siêu bão Noru
Nỗi sợ lũ về trong đêm của người miền Trung
2h sáng, lũ ùn ùn đổ về, kéo dài suốt một ngày. Nhiều nhà dân trở tay không kịp, ngậm ngùi nhìn tài sản chôn chặt dưới lớp bùn đặc.
Sự bất thường của siêu bão Noru
Giới khoa học cho rằng trong tương lai, cường độ bão trở nên khó dự đoán hơn. Điều này khiến các quốc gia dễ bị tổn thương vì khí hậu cần luôn sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.
Nước biển ở Huế đổi màu bất thường sau bão Noru
Sau bão Noru, bờ biển xã Lộc Vĩnh xuất hiện màu nước khác thường. Người dân nghi ngờ việc nước biển màu nâu đỏ có thể do nước thải từ bãi tập kết dăm gỗ gần đó gây ra.
Lời cảnh báo cho cả thế giới từ hai siêu bão
Trước lời cảnh báo về việc thời tiết cực đoan sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc, thế giới được cho vẫn làm chưa đủ để tự bảo vệ mình, đặc biệt khi hành tinh tiếp tục nóng lên.
Sạt lở chia cắt tỉnh lộ ở Quảng Nam, 6.000 người bị cô lập
Tuyến ĐT601 của tỉnh Quảng Nam sạt lở khiến 6.000 người thuộc 4 xã vùng biên giới bị cô lập.