Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Câu chuyện về chiếc bánh mì

Theo tác giả Trần Tiến Dũng, bánh mì không chỉ mang danh tiếng món ngon, mà còn có “căn cước” khi ra thế giới.

Năm 2011, bánh mì Việt Nam có mặt trong từ điển Oxford để phân biệt với các loại bánh mì nổi tiếng ở những quốc gia khác. Tạp chí Big Seven Travel cũng đưa bánh mì Việt vào danh sách 7 món lề đường ngon nhất thế giới.

Câu chuyện thực phẩm (The story of food), Bánh mì lang thang, Bánh mỳ cô đơn hay Không gian gia vị Sài Gòn giúp ta hiểu hơn về những thăng trầm lịch sử của bánh mì.

Sach ve banh mi anh 1

Sách Bánh mì lang thang viết về lịch sử, văn hóa, dinh dưỡng và công thức làm bánh mì. Ảnh: Fahasa.

Lịch sử của bánh mì

NXB Thế giới và Nhã Nam liên kết phát hành cuốn Câu chuyện thực phẩm (The story of food), dùng tranh để kể về lịch sử những món ăn phổ biến, trong đó có bánh mì.

Hơn 10.000 năm về trước, nền nông nghiệp Trung Đông ra đời, cây lúa mì xuất hiện và được gieo trồng kể từ đó. Ngày nay, lúa mì lan khắp thế giới, trở thành nguyên liệu chính cho nhiều món ăn. Bánh mì ra đời vào thời điểm con người phát hiện mình có thể nghiền, nhào, và dùng nhiệt để biến đổi cây cỏ.

Theo tác giả, bánh mì dù màu trắng hay nâu, có men hay không, vẫn đóng vai trò thiết yếu đối với nhiều nền văn minh và văn hóa, đến độ bản thân từ “bánh mì” đã trở nên đồng nghĩa với “thức ăn”.

Lọt top sách về nấu ăn bán chạy của tháng, cuốn Bánh mì lang thang (NXB Thế giới và AZ Việt Nam) kể về lịch sử, văn hóa, dinh dưỡng cùng 40 công thức về bánh mì và ngũ cốc. Sách do blogger ẩm thực kiêm nhiếp ảnh gia Hương Thảo viết trong hai năm.

Hương Thảo được mẹ truyền cảm hứng nấu ăn từ nhỏ. Cô đam mê khám phá ẩm thực, đặc biệt là làm bánh. Với khả năng mỹ thuật, đồ họa chuyên nghiệp, cô tự tay thiết kế và chụp ảnh những món ăn mình làm rồi đưa vào sách.

Bánh mì lang thang mang phong cách nhẹ nhàng, tinh tế, gợi sự bình yên cho người đọc. Trong cuốn sách, nữ tác giả chia sẻ kiến thức về khoa học và dinh dưỡng liên quan bánh mì Sourdough mà bản thân đã tìm tòi, chọn lọc và thực hành nhiều lần.

Với những chia sẻ về dinh dưỡng ngũ cốc, men tự nhiên, những câu chuyện về lịch sử văn hóa của bánh mì mang đến thông tin hữu ích cho người yêu món bánh này.

Sach ve banh mi anh 2

Tiểu thuyết Bánh mỳ cô đơn của tác giả Judith Ryan Hendricks. Ảnh: NXB Phụ nữ Việt Nam.

Bánh mì đi vào văn chương

Với Bánh mỳ cô đơn (NXB Phụ nữ Việt Nam) độc giả hẳn sẽ ngạc nhiên khi món này được đưa vào thể loại tiểu thuyết. Tác phẩm của Judith Ryan Hendricks xoay quanh những thân phận phụ nữ đời thường, trong đó, có Wyn Morrison - mải sống cuộc đời nhung lụa của một cô vợ được cưới về chỉ cốt để làm sang cho chồng. Cô hiểu biết nhiều nhưng lại không rõ mình muốn gì.

Cuộc hôn nhân tan vỡ đẩy Wyn vào nỗi cô đơn và phải đối diện với chính mình. Những hồi ức về thời gian học việc từ nhiều năm trước trong một tiệm bánh của Pháp nối nhau quay lại. Và rồi Wyn nhận ra việc làm bánh mì đã an ủi cô một cách kỳ diệu. Mỗi chiếc bánh nở ra, nỗi đau trong lòng Wyn thêm dịu lại, trái tim được hàn gắn, và cánh cửa tương lai dần hé mở.

Từng chương của Bánh mỳ cô đơn sâu lắng và tinh tế, chất chứa lời văn đằm thắm như thứ men bánh chín dần trong lòng bột, cứ thế ủi an tâm hồn nhạy cảm của người phụ nữ. Cuốn sách đã được dịch ra 11 thứ tiếng và xuất bản tại hơn 15 quốc gia trên thế giới.

Không chỉ đi vào tiểu thuyết, bánh mì con đi vào nhiều hồi ký, tùy bút. Không gian gia vị Sài Gòn (NXB Thế giới và Thái Hà Books) là một ví dụ.

Với tập tùy bút này, tác giả Trần Tiến Dũng gom nhặt, tổng hòa nhiều hương vị món ăn, thức uống của người dân miền Nam. Không gian bếp Việt mở ra ở các con hẻm Sài Gòn xưa, khi sáng chiều đều thấy bóng những người rao bán bánh mì.

Tác giả ngạc nhiên khi thấy ở Mỹ, người Việt Nam vẫn chuộng ăn bánh mì cứng theo kiểu Việt. Có lẽ nhờ vậy, thương hiệu bánh mì của chúng ta trên đất Mỹ hay ở các xứ khác có cơ hội được vinh danh.

“Khắp các bến xe, bến ghe, ga tàu lúc nào cũng đông người bán dạo bánh mì là một đặc trưng của người Sài Gòn. Ngày trước, ai đi Sài Gòn hoặc từ Sài Gòn về quê mà quên mua vài ổ bánh mì làm quà thì trong bụng không yên”, tác giả hồi tưởng.

Món bánh mì ấy giản dị nhưng lại thành ký ức khó phai mờ của người dân Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm, bánh mì ngày càng đa dạng, mang những dư vị đặc sắc trong nền ẩm thực Việt.

Tiệm bánh mì trong ký ức

Bánh mì Sài Gòn đặc biệt rồi. Tôi từng có một bài riêng nói về bánh mì Sài Gòn, có thể mua dễ dàng tại những xe bán ngoài đường.

Bánh mì thanh long và những bộ tranh bản sắc Việt độc đáo

Những bộ tranh dưới đây thu hút sự quan tâm của hàng nghìn bạn đọc trên mạng, góp phần giới thiệu và bảo tồn các nét đẹp trong văn hóa của người Việt.

Quý Phái

Bạn có thể quan tâm