Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ được khởi công xây dựng vào năm 2000 với tổng kinh phí gần 150 tỷ đồng bao gồm chi phí đền bù giải tỏa. Công trình được hoàn thành và đưa vào khai thác ngày 20/11/2003. |
Công trình có sức chứa 5.000 người cho các sự kiện thể thao và có thể đạt sức chứa tối đa khi kín khán giả là 8.000 người. Với diện tích rộng hàng nghìn m2, nơi này có thể đáp ứng điều kiện để tập luyện và thi đấu rất nhiều môn thể thao trong nhà như bóng rổ, bóng chuyền, các môn võ thuật... |
Bên cạnh đó, nhà thi đấu Phú Thọ cũng được dùng cho thuê địa điểm để tổ chức hội chợ, triển lãm, hội nghị khách hàng, chương trình ca nhạc, thời trang... Trong ảnh là lễ trao giải thưởng cho các vận động viên đoạt giải của Hội thao Agribank hôm 17/7. |
Nơi tập luyện của các bộ môn bóng bàn, cầu lông của nhà thi đấu Phú Thọ được đặt tại khu vực hành lang có thiết kế sơ sài, tạm bợ, thiếu thiết bị chiếu sáng. |
Sau gần 20 năm đi vào hoạt động, nhiều hạng mục nơi đây xuống cấp rõ rệt. Trong ảnh là các tấm ốp bậc thang dẫn vào nhà thi đấu đã bong tróc, cáu bẩn vì không được vệ sinh thường xuyên. |
Khu vực thi đấu, tập luyện bóng rổ ngoài trời cũng đang trong tình trạng xuống cấp. |
Dù mưa đã tạnh khá lâu, sân tập vẫn đọng nước gây trơn trượt. Nhóm bạn của Khải (áo đen) cho biết phải di chuyển khá xa từ các quận, huyện vùng ven TP.HCM như Bình Tân, Bình Chánh thậm chí là Bình Dương vì khu họ sinh sống rất ít các sân chơi thể thao rộng rãi như nhà thi đấu Phú Thọ. "Vào cuối tuần nhóm mình thường xuyên đến đây để chơi bóng rổ vì sân tập rộng rãi và giá cả cũng không quá cao. Tuy nhiên nhóm mình chỉ mướn được nửa sân tập với giá 60.000 đồng một giờ do lượng người chơi đổ về đây quá đông", Khải nói. |
Thiết bị thi đấu bóng rổ hư hỏng nhưng chưa được thay thế. |
Cạnh đó, một trụ bóng rổ cũng bị vứt chỏng chơ. |
Vỏ dừa khô, rác thải vương vãi xung quanh khuôn viên nhà thi đấu Phú Thọ. |
Nhiều ghế đá hư hỏng, gãy chân. |
Tấm bảng hiển thị sơ đồ bên trong nhà thi đấu không được thay mới. |
Thiết bị phòng cháy chữa cháy bị mất cắp chỉ còn lại những chiếc tủ trống rỗng. |
Do có khuôn viên rộng nên nhà thi đấu Phú Thọ thu hút nhiều người dân đến đây chạy bộ, tập thể dục vào buổi chiều. |
Nằm cạnh Nhà thi đấu Phú Thọ, khu vực Trường đua Phú Thọ (cũ) được xây dựng từ năm 1932 với diện tích hơn 44 ha (đã đóng cửa theo quyết định của UBND TP.HCM vào năm 2011) cũng rơi vào tình trạng nhếch nhác, rác thải chất đống khắp nơi. |
Vị trí nhà thi đấu Phú Thọ. Ảnh: Google Maps. |
TP.HCM thiếu trung tâm TDTT
Lý do TP.HCM thiếu trung tâm thể thao đẳng cấp
“Lĩnh vực thể thao cần kêu gọi xã hội hóa đầu tư, nhưng cứ vướng luật, sẽ không có nhiều tiền, khó cho công trình xây mới", ông Mai Bá Hùng, Phó giám đốc Sở VHTT TP.HCM, nói.
Người dân TP.HCM 'đau đầu' mỗi khi tìm nơi tập thể dục
Khi tập thể dục để khỏe hơn về sức khỏe lẫn tinh thần, nhiều người TP.HCM phải đau đầu tìm nơi tập luyện thích hợp, kể cả môn chạy bộ không cần cơ sở vật chất chuyên biệt.
Nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng vắng người, thành nơi cho thuê mặt bằng
Với diện tích lớn, cơ sở vật chất mới được cải tạo, nhưng nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng (TP.HCM) hiện tại chỉ chủ yếu phục vụ hoạt động thể thao nhỏ lẻ.
Nhà thi đấu quận 4 xuống cấp trầm trọng
Sàn thi đấu bong tróc, ghế khán đài gãy đổ, tường nhà thấm dột khiến không gian bên trong nhà thi đấu quận 4 (TP.HCM) trở nên nhếch nhác.
Nhà thi đấu từng tổ chức thi đấu SEA Games tại TP.HCM xuống cấp nặng
Từng là địa điểm diễn ra thi đấu môn cầu lông tại SEA Games năm 2003, nhà thi đấu quận Tân Bình (TP.HCM) hiện đã xuống cấp nhiều hạng mục.