Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Campuchia phủ nhận đạt thỏa thuận riêng với TQ về Biển Đông

Chính phủ Campuchia ngày 25/4 bác bỏ thông tin về thoả thuận riêng liên quan tới Biển Đông giữa nước này và Trung Quốc như những gì Bắc Kinh tuyên bố tuần trước.

Theo Phnompenh Post, phát ngôn viên chính phủ Campuchia, ông Phay Siphan, ngày 26/4 khẳng định nước này và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận mới nào vào cuối tuần qua.

"Không có cuộc thảo luận cũng như thoả thuận nào được ký kết, chỉ có chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc mà thôi", ông Siphan nhắc tới chuyến thăm của ông Vương Nghị tới Phnompenh hôm 22/4.

Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia Cheng Hongbo từ chối bình luận thông tin trên kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTVTân Hoa xã, trong đó thông báo về "một sự đồng thuận quan trọng" đã đạt được trong chuyến thăm của ông Vương tới Campuchia, Lào và Brunei.

Campuchia bac bo thuan voi TQ ve Bien Dong anh 1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) bắt tay với Thủ tướng Campuchia Hun Sen khi tới Phnom Penh trong tháng 4. Ảnh: AFP

Các điểm đồng thuận được hai kênh thông tin chính thức của Trung Quốc đưa ra bao gồm: các tranh chấp phải được giải quyết riêng, chứ không phải giữa Trung Quốc và ASEAN; các nước phản đối nỗ lực để đơn phương áp đặt chương trình nghị sự cho các nước khác; và Trung Quốc cùng các nước ASEAN nên hợp tác để bảo đảm hòa bình ở Biển Đông.

Bình luận về tuyên bố của ông Vương, cựu tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong nói việc Trung Quốc thông báo đạt thỏa thuận riêng về Biển Đông đối với 2 nước ASEAN, mà lại không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông, chính là đang can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực. 

"Nó có thể được hiểu là một phương tiện để chia rẽ ASEAN và có khả năng đi trước phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực trong khoảng một tháng nữa hoặc lâu hơn", ông nói, nhắc đến vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vô lý với hơn 80% diện tích Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới. Đây cũng là vùng biển được kỳ vọng có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt dồi dào. Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên 7 đá và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam được đánh giá là bàn đạp giúp Bắc Kinh tăng cường khả năng hiện thực hóa yêu sách chủ quyền.

Phía Trung Quốc nhiều lần tuyên bố giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông nhưng trên thực tế Bắc Kinh liên tiếp có những hành động gây hấn, làm căng thẳng tình hình.

Trung Quốc 'chia để trị' ASEAN trước phán quyết Biển Đông

Diễn biến đáng chú ý mới nhất về biển Đông là việc Trung Quốc tìm cách chia cắt ASEAN, ngăn cản khối đạt đồng thuận hay ra tuyên bố về tranh chấp này.

TQ đạt thỏa thuận riêng với Lào, Campuchia về Biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố đã "đạt được đồng thuận quan trọng" riêng với Brunei, Lào, Campuchia, cho rằng tranh chấp Biển Đông không ảnh hưởng tới quan hệ TQ - ASEAN.


Hải Anh

Bạn có thể quan tâm