Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TQ, Indonesia hợp tác an ninh sau bất đồng trên Biển Đông

Trung Quốc và Indonesia cam kết thúc đẩy an ninh, hợp tác trên biển và đầu tư cơ sở hạ tầng trong bối cảnh hai nước tranh cãi ngoại giao về vấn đề vi phạm chủ quyền trên Biển Đông.

Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc và Indonesia sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng trong hoạt động chống khủng bố, thực thi pháp luật, chống ma túy và “hợp tác trên biển”.

Jakarta và Bắc Kinh cũng sẽ hợp tác trong các ngành như đường sắt, năng lượng điện, khai thác mỏ, hàng không, nông nghiệp và thủy sản.

Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp giữa Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng kiêm Bộ trưởng An ninh Indonesia, ông Luhut Pandjaitan. Ông Pandjaitan đang thăm Trung Quốc trong tuần này.

TQ - Indonesia tang cuong an ninh anh 1
Lực lượng Hải quân Indonesia. Ảnh: 

defence.pk

Trung Quốc và Indonesia cam kết thúc đẩy an ninh, hợp tác trên biển và đầu tư cơ sở hạ tầng trong bối cảnh hai nước tranh cãi ngoại giao về vấn đề vi phạm chủ quyền trên Biển Đông.

Hồi tháng trước, một tàu hải cảnh Trung Quốc có vũ trang đã tông vào tàu tuần tra của Indonesia nhằm mục đích giải vây cho tàu nước họ ở khu vực quanh quần đảo Natuna trên Biển Đông.

Trung Quốc nói rằng tàu của họ đã hoạt động trong "ngư trường truyền thống" trong khi Indonesia cho rằng, nỗ lực của nước này trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông đã “bị phá hoại ngầm”.

Trung Quốc ngang ngược tuyên bố về cái gọi là "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò" nuốt gần trọn Biển Đông. Indonesia không phải là bên tranh chấp tại Biển Đông nhưng nước này lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ đưa quần đảo Natuna giàu tài nguyên mà Indonesia đang kiểm soát vào cái gọi là "đường 9 đoạn". Quần đảo Natuna ở phía nam Biển Đông, giữa bán đảo Mã Lai và đảo Borneo.

Hồi tháng 11/2015, Indonesia tuyên bố có thể sẽ kiện Trung Quốc ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nếu yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông không được giải quyết thông qua đối thoại.

Indonesia nhấn mạnh, yêu sách "đường 9 đoạn" do Trung Quốc vẽ ra là vấn đề không chỉ riêng nước này phải đối mặt mà nó cũng tác động trực tiếp tới lợi ích của Malaysia, Brunei, Việt Nam và Philippines. Indonesia tin rằng yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đối với một phần quần đảo Natuna là "không có cơ sở pháp lý".

TQ - Indonesia tang cuong an ninh anh 2
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hơn 80% diện tích Biển Đông khiến các nước trong khu vực lo ngại. Đồ họa: Wikipedia

Trong một diễn biến liên quan, tại cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình CBS ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama ví hành động của Trung Quốc trên Biển Đông như hành động của một đứa trẻ.

Ông cho rằng, thay vì hành động theo luật và quy định quốc tế, Trung Quốc thể hiện là: "Chúng tôi là những đứa trẻ to xác nhất ở đây. Và chúng tôi sẽ gạt Philippines hay Việt Nam sang một bên".

"Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta đang cố gắng chống Trung Quốc. Chúng ta chỉ muốn họ trở thành đối tác. Và khi họ vi phạm luật và quy định quốc tế, chúng ta sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm", ông Obama nhấn mạnh.

Tổng thống Mỹ cho rằng, Trung Quốc có xu hướng nhìn nhận một số vấn đề hay các tranh chấp giống trò chơi có tổng bằng 0, trong đó nếu một người thu được lợi ích thì người kia sẽ bị thiệt hại tương đương và ngược lại.

Ông chủ Nhà Trắng cũng nói vẫn giữ nguyên lập trường kể từ khi làm tổng thống, tin rằng mối quan hệ toàn diện, thẳng thắn giữa Mỹ và Trung Quốc có ý nghĩa then chốt, không chỉ với hai nước mà còn với hoà bình và an ninh thế giới.

Trung Quốc 'chia để trị' ASEAN trước phán quyết Biển Đông

Diễn biến đáng chú ý mới nhất về biển Đông là việc Trung Quốc tìm cách chia cắt ASEAN, ngăn cản khối đạt đồng thuận hay ra tuyên bố về tranh chấp này.


Hải Anh

Bạn có thể quan tâm