Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căng thẳng Biển Đông chi phối đối thoại ASEAN - Trung Quốc

Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông là chủ đề trọng tâm trong đối thoại cấp cao thường niên giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc diễn ra từ hôm nay 27/4 ở Singapore.

Đối thoại ASEAN - Trung Quốc quy tụ sự tham gia của các nhà ngoại giao cấp cao của ASEAN và Trung Quốc.

Do tình hình Biển Đông căng thẳng thời gian gần đây, và tòa án quốc tế dự kiến ra phán quyết về vụ kiện của Philippines trong vài tuần tới, nên giới quan sát nhận định đối thoại lần này sẽ "vô cùng nóng bỏng".

Sự kiện diễn ra tại Singapore từ ngày 27 đến 28/4. Lãnh đạo dẫn đầu đoàn của nước chủ nhà là Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Singapore Chee Wee Kiong. Đoàn Trung Quốc do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lưu Chấn Dân làm trưởng đoàn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, cuộc đối thoại nhằm chuẩn bị cho một số nội dung của hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc vào tháng 9, và thảo luận việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) được ký từ năm 2002.

Tinh hinh bien Dong cang thang anh 1

Tàu tuần duyên lớp San Juan

của cảnh sát biển Philippines. Ảnh: Maxdefense

Một ngày trước khi hội nghị diễn ra, các nhà ngoại giao ASEAN không ngần ngại chỉ trích Trung Quốc âm mưu chia rẽ ASEAN, qua những tuyên bố lãnh thổ ngang ngược trên Biển Đông.

Các chỉ trích này phát sinh sau phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 23/4. Ông thông báo Trung Quốc "đạt được đồng thuận quan trọng" riêng với Brunei, Lào, Campuchia, đồng thời cho rằng tranh chấp Biển Đông không ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN.

Bình luận về tuyên bố này, cựu tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong nói việc Trung Quốc thông báo đạt thỏa thuận riêng về Biển Đông đối với 2 nước ASEAN, mà lại không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông, chính là đang can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực. 

"Nó có thể được hiểu là một phương tiện để chia rẽ ASEAN và có khả năng đi trước phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực trong khoảng một tháng nữa hoặc lâu hơn", ông nói, nhắc đến vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền.

Ông khẳng định mọi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm chia rẽ ASEAN đều rất "thiển cận", vì một ASEAN bị chia rẽ sẽ không có lợi cho Trung Quốc.

Bilahari Kausikan, cố vấn chính sách của Bộ Ngoại giao Singapore, đồng ý với ông Ong rằng "cái gọi là sự đồng thuận" không phải là "một diễn biến tích cực". 

Trung Quốc 'chia để trị' ASEAN trước phán quyết Biển Đông

Diễn biến đáng chú ý mới nhất về biển Đông là việc Trung Quốc tìm cách chia cắt ASEAN, ngăn cản khối đạt đồng thuận hay ra tuyên bố về tranh chấp này.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm