Addison Rae là một trong những TikToker hàng đầu tại Mỹ đã lấn sân sang con đường ca hát. Ảnh: People. |
Ở nước ngoài có một từ gọi là FOMO (Fear of missing Out), nghĩa là "sợ bỏ lỡ", để cập đến sự lo lắng mất mát mà ai đó trải qua do bỏ lỡ những điều mà mọi người đều biết trên mạng xã hối. Theo dữ liệu nước ngoài, hơn một nửa số người trên thể giới mắc chứng này vì họ sợ bỏ lỡ thông tin và trở thành người ngoài cuộc, và họ không bao giờ lìa khỏi điện thoại di động.
FOMO có thể là một bệnh tâm lý, hoặc nó có thể là một nỗi sợ hãi bình thường. Các phương pháp tiếp thị sử dụng FOMO có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, chẳng hạn như đếm ngược đến đợt giảm giá chớp nhoáng, thông báo "chỉ còn một phòng" được bật lên khi đặt phòng khách sạn... Hiện tượng sợ bỏ lỡ cũng là một loại tâm lý, áp dụng vào việc viết tiêu đề cũng là một cách hay.
• 16 giờ, tia nắng này sẽ chọn chiếu vào 3 căn phòng view biển, bạn còn chần chừ gì nữa?
• Có những thứ ra đi và không bao giờ trở lại, như phiên bản giới hạn mùa đông này
Phương pháp này kết hợp giữa cảm giác cấp bách và đe dọa, đồng thời kích hoạt nỗi sợ hãi tiềm ẩn trong lòng đối phương, khi viết cần chú ý nhiều hơn đến việc kiểm soát và kích hoạt cảm xúc.
Thấy cây đầy trái chín, người ta nghĩ cách hái, thấy cá bơi dưới sông, người ta nghĩ cách bắt. Từ xưa đến nay, con người sử dụng "thế nào" và "làm sao" như những phương tiện để đạt được mục đích.
Người nguyên thủy đã tìm ra cách săn bắt động vật hoang dã ở mọi nơi, trong khi người hiện đại nhìn thấy một chiếc ôtô sang trọng bên đường sẽ cảm thấy phấn khích và tự hỏi làm thế nào để có thể sở hữu nó, hai ví dụ này tuy khác nhau về thời điểm nhưng về bản chất thì giống nhau, cốt lõi đều là muốn đạt được mục đích "có được".
Các tiêu đề "làm thế nào" và "phải làm sao" phải có một cái gì đó khiến mọi người cảm thấy nhất định phải có.
Những gì bạn nhận được có thể là cuộc sống mà mọi người khao khát, những điều tốt đẹp mà họ mơ ước, giải pháp cho khó khăn, thông tin thiết thực, hiểu biết thú vị, hiểu biết độc đáo và phân tích kỹ lưỡng.
Những lợi ích này được gọi chung là "điểm quan tâm" trong tiếp thị. Đó là thành quả dễ nhìn thấy được.
• Làm sao để kiếm nhiều tiền trong mùa thấp điểm?
• Làm sao để bản thân có ý chí tự do và tinh thần độc lập?
• Cách làm món ăn cao cấp tại nhà - Ẩm thực độc đáo?
"Làm thế nào" và "phải làm sao" khơi dậy sự khao khát kiến thức của mọi người, và một khi mọi người chú ý, họ sẽ tự nhiên quên mất đây chỉ là quảng cáo.
Tập trung vào nội dung có thể là cách viết tiêu đề đơn giản và dễ dàng nhất.
Con người có bao nhiêu trạng thái cảm xúc?
Vui, buồn, kinh sợ, khinh bỉ, tự hào, xấu hổ, tức giận, sợ hãi, ghê tởm, căng thẳng, xúc động... cùng với rất nhiều cảm xúc tinh tế khác không thể diễn tả được, sự phong phú của cảm xúc thực sự đáng kinh ngạc. Tình cảm giống như một đòn bẩy cho một tiêu đề.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Archimedes đã sử dụng nguyên lý đòn bẩy để ném những viên đá lớn vào quân đội La Mã, bất kỳ người lính La Mã nào đến gần tường thành đều không thể thoát khỏi viên đá bay của nhà thông thái.
Tác dụng trong tiêu đề tương đương với đá bay của Archimedes, chỉ cần ném chính xác thì không ai có thể trốn được.
• Làm cho mọi người cảm thấy tự tin:
Làm thế nào để tỏ ra vững vàng, lễ phép trước một sếp và được tăng lương thành công?
• Làm cho mọi người tưởng tượng ra câu chuyện và cảm động:
Chú chó dũng cảm cứu chú cá heo, và trái tim bạn sẽ tan chảy khi nhìn thấy điều đó!
• Làm cho mọi người căng thẳng và mở ra cánh cửa cho cảm giác cấp bách:
Đầu tư thị trường với 3 tuyệt chiêu, dành 5 phút học ngay
• Làm cho phụ huynh có tâm lý bức xúc và cảm thấy không đọc thêm bài này là có tội:
Chỉ số EQ của con bạn cao bao nhiêu, chỉ cần nhìn vào 5 điều này là biết ngay
Sau khi viết tiêu đề, bạn cần kiểm tra xem mình có bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc bởi tiêu đề mà bạn đã viết hay không.