Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các tập đoàn TQ chạy đua chế tạo tiêm kích cho tàu sân bay tiếp theo

Hải quân Trung Quốc vẫn chưa quyết định mẫu tiêm kích cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo, điều đó khiến cuộc đua giữa máy bay tàng hình FC-31 và J-20 càng trở nên gay cấn.

Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương và Thành Đô đang chạy đua với thời gian để phát triển tiêm kích trên hạm cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, South China Morning Post dẫn các nguồn tin quân sự cho biết.

Đối với các kỹ sư hàng không từng tham gia phát triển tiêm kích trên hạm J-15, thách thức lớn nhất của họ là chế tạo phiên bản mới đủ ngắn để cất cánh với hệ thống máy phóng của tàu sân bay thế hệ tiếp theo.

Tập đoàn hàng không vũ trụ Thành Đô đang phát triển phiên bản ngắn hơn từ tiêm kích tàng hình J-20. Trong khi đó, Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương đang phát triển FC-31. Trước đó, công ty này đã sản xuất tiêm kích trên hạm J-15 cho tàu sân bay Liêu Ninh và Type-001A, con tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc.

Trước đó, thông tin trên truyền thông nói rằng hải quân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chọn FC-31, nhưng một nguồn tin quân sự am hiểu vấn đề nói rằng quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.

Chuong trinh tau san bay Trung Quoc anh 1
Mẫu thử nghiệm tiêm kích tàng hình FC-31 do tập đoàn Thẩm Dương chế tạo. Ảnh: Tân Hoa xã.

Hải quân Trung Quốc vẫn chưa quyết định vì họ thích cả J-20 và FC-31. Mỗi máy bay đều có ưu và nhược điểm riêng. Theo một bài đăng trên tạp chí Naval and Merchant Ship, thiết kế của J-20 khiến nó rất phù hợp để hoạt động trên biển và nó có thể được cải tiến để dùng trên hạm.

Antony Wong Dong, chuyên gia quân sự ở Macau, đồng ý với nhận định trên. Ông cho biết nếu J-15 có thể hoạt động trên tàu sân bay, thì J-20 nhỏ hơn hoàn toàn có thể làm được. J-15 là tiêm kích trên hạm duy nhất của Trung Quốc được phát triển từ nguyên mẫu T-10K của tiêm kích trên hạm Su-33 do Liên Xô chế tạo.

J-20 được đưa vào sử dụng trong không quân Trung Quốc từ năm 2017, 6 năm sau chuyến bay đầu tiên. FC-31 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012, nhưng đến nay vẫn chưa ấn định được thời gian đưa vào sử dụng.

Hiện tại FC-31 và J-20 đang sử dụng động cơ do Nga chế tạo, nhưng phiên bản hoạt động trên tàu sân bay tương lai có thể dùng động cơ do Trung Quốc sản xuất. Tuy vậy, động cơ sử dụng cho tiêm kích trên hạm đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn.

FC-31 đang sử dụng động cơ WS-13 được chế tạo dựa trên động cơ của Liên Xô sản xuất vào cuối những năm 1970 với công nghệ đã lạc hậu. Việc chế tạo động cơ mới cho FC-31 sẽ làm tăng chi phí.

Phiên bản tương lai của J-20 sẽ sử dụng động cơ WS-15 chế tạo trong nước. Các nhà phân tích nhận định J-15 vẫn là tiêm kích trên hạm duy nhất của Trung Quốc trong thập kỷ tới. Công ty Thẩm Dương đã sản xuất khoảng 50 tiêm kích J-15 đủ dùng cho tàu sân bay Liêu Ninh và Type-001A, trong khi chờ đợi tiêm kích trên hạm mới.

Tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc lộ điểm yếu đáng ngại

Mỗi ngày tàu sân bay Type-001A tiêu thụ khoảng 1.100 tấn nhiên liệu và cần bổ sung bất kỳ lúc nào sử dụng hết một phần ba trong số 13.000 tấn nhiên liệu mang theo.

Nghi vấn Trung Quốc thiếu tiền khi đóng tàu sân bay thứ ba

Trung Quốc xác nhận đang đóng tàu sân bay thứ ba nhưng công việc dường như đang bị chậm lại vì khó khăn về ngân sách do tác động từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.


Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm