Trong báo cáo mới đây, Bộ Công Thương xác định nhiều thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử (TMĐT).
Do đó, cơ quan này đã triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ nhằm hướng tới phát triển hoạt động TMĐT lành mạnh, bền vững.
Yêu cầu sàn gỡ hơn 23.000 sản phẩm vi phạm
Trong đó, Bộ Công Thương cho biết đã thường xuyên theo dõi, giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm thông qua bán hàng online, livestream cũng như phối hợp với các cơ quan liên quan.
Riêng năm 2023, cơ quan chức năng đã yêu cầu các sàn, website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ hoặc khóa 6.254 gian hàng với 23.359 sản phẩm vi phạm. Lực lượng quản lý thị trường cũng đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ và phạt tiền 12 tỷ đồng.
Nhiều vụ việc bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội đã bị triệt phá có thể kể đến là Ansan Cosmetics - TP.HCM (thu giữ 7.678 đơn vị sản phẩm); TS Việt Nam - Hà Nội (thu giữ 14.000 sản phẩm với với tổng trị giá trên 11 tỷ đồng); Menshop79 - Hà Nội (thu 2.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu với giá trị hơn 20 tỷ đồng); 145 Hoàng Diệu - Lào Cai (thu 237 mặt hàng với 158.014 sản phẩm.
Hiện Bộ Công Thương đã vận hành cơ chế tiếp nhận kiến nghị và phản hồi trực tuyến thông qua Cổng Thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (www.online.gov.vn) và Tổng đài bảo vệ người tiêu dùng theo đầu số miễn cước 1800.6838 từ năm 2015. Ước tính mỗi năm Bộ tiếp nhận hơn 11.000 cuộc gọi tới.
Cơ quan quản lý cho biết cũng chủ động tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cũng như tăng cường cảnh báo, phòng ngừa các hành vi vi phạm.
Về công tác hoàn thiện pháp luật, Bộ đã chủ trì xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi và đã được Quốc hội thông qua năm 2023. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 55 năm 2024 quy định chi tiết một số điều của luật.
Hai văn bản trên đã bổ sung trách nhiệm của các nền tảng số, đặc biệt là các nền tảng số có lượng lớn người dùng tại Việt Nam, trong việc kiểm duyệt nội dung, minh bạch hoạt động quảng cáo...; đồng thời bổ sung trách nhiệm liên đới của người có ảnh hưởng trong việc giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Với Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025, Bộ đã tham mưu, xây dựng các mục tiêu cụ thể như 100% các sàn giao dịch TMĐT lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả; 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TMĐT, pháp luật chuyên ngành đối với các hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh; 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.
Tăng cường trách nhiệm của người có ảnh hưởng
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, trong đó tăng cường chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT.
Cơ quan quản lý cũng nghiên cứu, bổ sung các khái niệm mới phù hợp với quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2023 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi năm 2023; bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân và cung cấp thông tin trên các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT; tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu nền tảng số/nền tảng số trung gian, người có ảnh hưởng (KOL/KOC).
Các địa phương cũng sẽ được phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý, giám sát và giải quyết tranh chấp trực tuyến trong hoạt động TMĐT; tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu nền tảng số/nền tảng số trung gian, người có ảnh hưởng.
Bộ đồng thời chỉ đạo xác định rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ hoạt động TMĐT như logistics, ISP, dịch vụ tiếp thị liên kết...; chính sách quản lý mạng xã hội có hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT; quy định quản lý đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam.
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Bộ Tài chính nói về việc quản lý thuế các phiên livestream trăm tỷ
Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh cá nhân, tổ chức thực hiện livestream bán hàng có phát sinh doanh thu và thu nhập đều thuộc diện quản lý và thu thuế theo quy định.
Bộ Tài chính nêu lý do sàn TMĐT phải nộp thuế thay người bán
Bộ Tài chính cho biết các sàn thương mại điện tử có thể nắm đầy đủ thông tin về cả người bán và người mua, thuận lợi để thực hiện việc kê khai, nộp thuế thay người bán.
Ngành thuế nắm hơn 130 triệu tài khoản ngân hàng kinh doanh TMĐT
Nhờ sự phối hợp với các bộ, ngành, Tổng cục Thuế đã nắm dữ liệu tài khoản thanh toán của trên 9 triệu tổ chức và 121 triệu cá nhân liên quan đến hoạt động TMĐT.