Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Boeing âm thầm tìm đường quay lại Nga

Để đảm bảo nguồn titan quan trọng từ Nga, Boeing có thể sớm tìm cách tái nhập thị trường tiềm năng này bằng một thỏa thuận trao đổi chiến lược.

Tập đoàn Boeing đang lên kế hoạch tiếp tục cung cấp máy bay cho Nga để nhận được titan. Ảnh: Reuters.

Bất chấp các lệnh trừng phạt kéo dài, Tập đoàn Boeing dường như đang lên kế hoạch nối lại hoạt động tại Nga, bao gồm việc cung cấp máy bay và phụ tùng thay thế cho các hãng hàng không nước này, Avia-pro đưa tin.

Đồng thời, gã khổng lồ hàng không Mỹ cũng kỳ vọng có thể tiếp cận lại nguồn cung titan quan trọng từ Nga - một yếu tố thiết yếu trong ngành sản xuất máy bay hiện đại.

Theo một nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán, Boeing dự kiến thực hiện kế hoạch tái gia nhập thị trường Nga theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu, hãng sẽ đề xuất cung cấp máy bay đã qua sử dụng cho các hãng hàng không Nga, thông qua các giao dịch từ bên thứ ba - tức là mua lại từ các hãng hàng không không thuộc phương Tây.

Giai đoạn hai, khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, Boeing sẽ quay lại nhận đơn hàng trực tiếp từ các hãng hàng không Nga. Đi kèm với đó, hãng sẽ cung cấp phụ tùng thay thế cho các dòng máy bay cũ đã hoạt động tại Nga từ trước.

Hiện tại, một số công ty cho thuê có liên kết với Boeing đã bắt đầu đàm phán sơ bộ với các hãng vận tải Nga về khả năng cung cấp máy bay. Đặc biệt, mẫu Boeing 737 (dòng máy bay chặng ngắn phổ biến ở Nga) và Boeing 777 (dòng máy bay đường dài) đang được quan tâm nhiều nhất.

Boeing cũng đang mong muốn nối lại quan hệ với Nga trong lĩnh vực cung ứng titan. Kim loại này có vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất máy bay, giúp giảm trọng lượng và tăng độ bền của khung thân. Được biết, 60% titanium hàng không vũ trụ thế giới đến từ Nga.

Trước đó, vào năm 2022, Boeing đã tuyên bố ngừng mua titan từ VSMPO-Avisma, nhà sản xuất titan lớn nhất của Nga. Tuy nhiên, trên thực tế, dòng chảy titan từ Nga sang phương Tây chưa bao giờ thực sự dừng lại. Các công ty như Safran (Pháp) vẫn tiếp tục nhập khẩu thông qua các quốc gia trung gian.

Theo số liệu từ Comtrade, trong nửa đầu năm 2024, phương Tây đã chi 264,9 triệu USD để mua titan từ Nga. Đức đứng đầu danh sách với 193,6 triệu USD, tiếp theo là Anh (22,7 triệu USD) và Pháp (15,1 triệu USD).

Tháng 9/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu chính phủ xem xét cấm xuất khẩu titan, uranium và niken - những tài nguyên chiến lược - nhằm đáp trả lệnh cấm vận từ phương Tây.

Dù vậy, Moscow sẽ cân nhắc việc hợp tác với Boeing. Tháng trước, Phó thủ tướng Nga Denis Manturov từng tuyên bố: "Nếu Boeing muốn quay lại, chúng tôi sẵn sàng xem xét", hãng thông tấn Tass cho biết.

Theo ông Manturov, trước khi chiến sự Ukraine nổ ra, Boeing không chỉ nhập titan thô mà còn mua cả linh kiện chế tạo sẵn từ Nga. Ông khẳng định hiện chưa có đề xuất chính thức nào từ phía Boeing về việc quay lại Nga, nhưng Nga vẫn để ngỏ cánh cửa nếu điều đó xảy ra.

Cục Hàng không đề xuất công nhận máy bay Comac của Trung Quốc

Điều này sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam trong bối cảnh thiếu hụt tàu bay, khó khăn trong việc mở rộng đội bay, đường bay.

Thủ tướng đề nghị Boeing giảm giá cho các hãng bay Việt Nam

Tại cuộc tọa đàm với doanh nghiệp Mỹ, Thủ tướng đề nghị Boeing giảm giá máy bay, khuyến khích FedEx đầu tư kho hàng tại sân bay lớn và thúc đẩy cấp phép Starlink tại Việt Nam.

Thủ tướng tiếp 60 doanh nghiệp Mỹ, thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng vừa làm việc với USABC và 60 tập đoàn lớn từ Mỹ như Boeing, Apple, Intel, Coca-Cola, Nike, Amazon... để thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm