Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu thảm họa Titan định vị bằng bút, giấy, Excel

Một cựu nhà thầu kỹ thuật của OceanGate cho biết công ty đã sử dụng hệ thống bán thủ công để theo dõi tàu ngầm, với các thiết bị sơ sài chỉ gồm bút, giấy cũng như bảng tính Excel.

Tàu lặn Titan gặp nạn ở vùng biển ngoài khơi Canada vào tháng 6/2023. Ảnh: OceanGate.

Antonella Wilby, cựu nhà thầu kỹ thuật của OceanGate, cho biết trong phiên điều trần vào ngày 20/9 rằng vụ nổ tàu ngầm Titan có liên quan đến việc nhóm kỹ sư đã cập nhật thủ công dữ liệu tọa độ của phương tiện.

Theo lời khai của Wilby, nhóm định hướng của OceanGate trước tiên sẽ ghi chép các chi tiết vào sổ tay rồi chuyển con số sang Microsoft Excel. Bà cho biết thêm dữ liệu sau đó được nhập vào phần mềm lập bản đồ để theo dõi vị trí của tàu ngầm.

“Đã có sự chậm trễ vì phải thực hiện quy trình thủ công, trong đó họ viết ra tọa độ bằng tay rồi mới nhập chúng vào máy tính. Chúng tôi từng cố gắng thực hiện việc đó mỗi 5 phút/lần, nhưng như vậy là quá nhiều việc phải làm”, Antonella Wilby nói.

Wilby cho biết bà đã đưa ra góp ý với nhóm về hệ thống lạc hậu này, trong đó nhấn mạnh đến rủi ro khi phải nhập tọa độ theo cách thủ công. Cựu nhà thầu của OceanGate thừa nhận hệ thống định hướng của con tàu chỉ được chú ý sau khi vụ tai nạn xảy ra.

Wilby đã làm chứng trong phiên điều trần rằng bà đã bị loại khỏi nhóm điều hướng sau khi nêu lên mối lo ngại về sự an toàn trong các quy trình của công ty. Theo hồ sơ trên LinkedIn, Wilby đã làm việc cho một số dự án liên quan đến phương tiện điều khiển từ xa dưới nước.

Hiện tại, Wilby làm việc với tư cách kỹ sư robot cho một công ty thám hiểm hàng hải. Bà cũng là chuyên gia trong lĩnh vực robot thám hiểm và công nghệ bảo tồn cho một chương trình của National Geographic.

Theo thông cáo báo chí của Cảnh sát biển Mỹ, các phiên điều trần của OceanGate nhằm mục đích làm sáng tỏ sự thật xung quanh vụ tai nạn và đưa ra những khuyến nghị nhằm ngăn ngừa thảm kịch tương tự trong tương lai.

Trước đó, tàu lặn Titan khởi hành vào giữa tháng 6/2023 với mục đích thám hiểm xác tàu Titanic, nằm sâu gần 4.000 m dưới đại dương. Chỉ chưa đầy 2 giờ sau khi bắt đầu lặn, con tàu bất ngờ biến mất khỏi radar và được kết luận đã phát nổ.

Các nạn nhân trong vụ tai nạn trên là CEO OceanGate Stockton Rush, tỷ phú Hamish Harding, triệu phú Pakistan Shahzada Dawood và con trai 19 tuổi Suleman, cùng cựu thợ lặn hải quân Pháp Paul-Henri Nargeolet.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

‘Đùa với tử thần' khi đi trong tàu ngầm nổ tung dưới lòng đại dương

Một trong những hành khách đầu tiên của tàu lặn Titan không hề nhận ra mình suýt trở thành nạn nhân trong thảm kịch nổ tàu vào năm 2023.

Công nghệ bí mật của Mỹ giúp phát hiện vụ nổ tàu Titan

Mạng lưới cảm biến bí mật dưới lòng biển, vốn để theo dõi tàu ngầm đối thủ, đã phát hiện "âm thanh bất thường giống với một vụ nổ" ngay sau khi tàu Titan mất liên lạc.

Vì sao không thể dùng máy quét siêu âm tìm tàu ngầm Titan

Công nghệ quét siêu âm (sonar) đang được dùng để tìm kiếm Titan khó quét đến độ sâu của con tàu ngầm mất tích và có thể còn bị "đánh lạc hướng" bởi tàn tích Titanic.

Minh Hoàng

Theo Business Insider

Bạn có thể quan tâm