Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

‘Đùa với tử thần' khi đi trong tàu ngầm nổ tung dưới lòng đại dương

Một trong những hành khách đầu tiên của tàu lặn Titan không hề nhận ra mình suýt trở thành nạn nhân trong thảm kịch nổ tàu vào năm 2023.

Ngày 18/6, tàu lặn Titan bị mất liên lạc và gặp nạn khi trên đường lặn tới xác tàu Titanic ở vùng biển ngoài khơi Canada. Ảnh: OceanGate

Ngày 18/6, tàu lặn Titan bị mất liên lạc và gặp nạn khi trên đường lặn tới xác tàu Titanic ở vùng biển ngoài khơi Canada. Ảnh: OceanGate

Tháng 4/2019, Karl Stanley, một chuyên gia về tàu lặn, đã cùng đồng nghiệp là CEO OceanGate Stockton Rush đến Bahamas để thực hiện chuyến lặn thử nghiệm cho phiên bản đầu tiên của tàu Titan.

Stanley, Rush và 2 hành khách khác đã lặn xuống thành công ở độ sâu hơn 3.657 m. Đây là độ sâu gần bằng xác tàu Titanic - khoảng 3.810 m dưới đáy Đại Tây Dương. Sau khi hoàn tất, Stanley đã rời đi nhưng không khỏi lo lắng.

Trong email gửi đến CEO ngay sau buổi thử nghiệm, Stanley đã cảnh báo Rush thân tàu có vẻ có khiếm khuyết, đặc biệt là ông nghe thấy tiếng nứt. “Tôi nghĩ rằng thân tàu có lỗi ở gần mặt bích. Tình trạng này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Điều duy nhất tôi thắc mắc là liệu nó có bị hỏng hóc quá nặng hay không”, ông viết.

Tham vọng làm Elon Musk của vùng biển sâu

Stanley hối thúc Rush chuẩn bị biện pháp phòng hờ và thử nghiệm thêm nhiều lần trên tàu trước khi chở hành khách. Nhưng những lời cảnh báo này đều đã bị gạt đi.

Một báo cáo điều tra do Wired công bố vào ngày 11/6 - gần một năm sau chuyến thám hiểm Titan định mệnh - tiết lộ sự thật rằng CEO Rush của OceanGate đã kiên quyết cắt giảm chi phí đóng tàu và liên tục ngó lơ những cảnh báo từ các đồng nghiệp.

Karl Stanley (ngoài cùng bên trái) trong chuyến thử nghiệm tàu lặn Titan của OceanGate cùng với Giám đốc điều hành Stockton Rush. Ảnh: Karl Stanley.
Dang sau tham hoa Titan anh 1
Dang sau tham hoa Titan anh 1

Karl Stanley (ngoài cùng bên trái) trong chuyến thử nghiệm tàu lặn Titan của OceanGate cùng với Giám đốc điều hành Stockton Rush. Ảnh: Karl Stanley.

Với kho dữ liệu hàng chục nghìn email, tài liệu và hình ảnh nội bộ, Wired đã làm sáng tỏ quá trình phát triển tàu Titan, từ khâu thiết kế và sản xuất ban đầu cho đến các thử nghiệm dưới biển sâu đầu tiên.

Kho tài liệu này cũng tiết lộ văn hóa đáng báo động công ty. Những nhân viên thắc mắc về quyết định đầy vội vã của cấp trên đều bị sa thải. Tham vọng trở thành "Elon Musk của vùng biển sâu", vị CEO quá cố liên tục phóng đại quá trình phát triển của OceanGate và nói dối về những vấn đề nghiêm trọng trên thân tàu Titan.

Theo Wired, ngay cả ở giai đoạn chế tạo đầu tiên, các kỹ sư của OceanGate đã nhiều lần cảnh báo về những vấn đề tiềm ẩn.

Họ chỉ ra rằng mặc dù vật liệu tổng hợp bền hơn kim loại, chúng cũng đi kèm nhiều thách thức. Sợi carbon có thể ngày càng yếu đi, đôi khi theo những cách không ai ngờ tới. Quá trình sản xuất còn có thể gây ra các khiếm khuyết nếu nhựa được xử lý quá lâu, không đủ lâu, có mảnh vụn lọt vào hoặc vật liệu được trải, quấn không đều.

Các kỹ sư cũng cảnh báo rằng cấu trúc tàu càng nhiều lớp, nguy cơ vật liệu hư hỏng càng lớn. Để giảm thiểu những rủi ro này, họ đề xuất một quy trình đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt khi sản xuất và kiểm tra siêu âm thân tàu sau khi chế tạo. Sóng siêu âm có thể phát hiện khiếm khuyết hoặc tình trạng tách lớp ở thân tàu.

Chase Hogoboom, chủ tịch và đồng sáng lập của Composite Energy Technologies, công ty đã thử nghiệm thành công các tàu sợi carbon nhỏ có chiều dài tương đương 6.000 m, cho biết: “Sử dụng sợi carbon làm một vật liệu sẽ hợp lý nếu được thiết kế và sản xuất cẩn trọng. Quá trình này phải mất hàng triệu USD và nhiều năm trời".

Song, OceanGate đã thử nghiệm phá hủy thân tàu mô hình chỉ một lần và chọn cách không sử dụng titan cho bộ phận cố định trên phiên bản tàu chính thức. Công ty cũng chỉ đơn giản tăng độ dày của thân tàu bằng sợi carbon trong từ 4,5 lên 5 inch và ủy quyền cho bên thứ 3 thực hiện.

Dang sau tham hoa Titan anh 2

Các bộ phận chính của tàu lặn Titan. Ảnh: Wired.

Giống như hầu hết start-up, OceanGate luôn cần vốn. Do đó, CEO Rush cố gắng tiết kiệm tiền ở mọi nơi có thể. Chiếm khoảng 1/3 đội ngũ kỹ sư, nhưng thực tập sinh chỉ được trả 13 USD/giờ. Rush cũng hạ cấp các thành phần titan từ cấp 5 (dùng trong hàng không vũ trụ) xuống yếu hơn và rẻ hơn cấp 3, một cựu nhân viên nói.

Tàu Titan vẫn nhổ neo, phớt lờ mọi cảnh báo

Nói với Business Insider, Stanley cho biết mình không hề biết vấn đề ở thân tàu nghiêm trọng đến mức nào, cho đến khi đọc được bài viết của Wired.

Email giữa CEO OceanGate và Stanley cho thấy Rush đã phản bác lo ngại của Stanley về thân tàu Titan. Khi đó, vị CEO quá cố từng nói: “Chỉ một nghi ngờ sau một buổi thử nghiệm vẫn chưa đủ để xác định vấn đề của thân tàu”.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Wired, Rush cũng nhận ra “những tiếng động lớn” phát ra khi con tàu lặn sâu xuống mặt nước trong chuyến thám hiểm với Stanley, nhưng quyết định phớt lờ.

Mãi cho đến 2 tháng sau chuyến lặn của Stanley, những vấn đề trên con tàu vẫn chưa được giải quyết triệt để. Theo nguồn tin, một cuộc điều tra nội bộ đã phát hiện một vết nứt trên thân tàu Titan. Phi công OceanGate giấu tên mô tả với Rush khiếm khuyết này "khá nghiêm trọng", Wired đưa tin.

Sau đó, một báo cáo đã chỉ ra có ít nhất một khu vực rộng 1 m2 ở lớp thân tàu bằng sợi carbon đã bị tách lớp. Theo Wired, khiếm khuyết này đã buộc Rush phải trì hoãn chuyến đi thử nghiệm tới xác tàu Titanic và chế tạo một chiếc tàu lặn Titan mới - cũng là phiên bản cuối cùng, chìm dưới biển Đại Tây Dương.

Các vấn đề của tàu Titan được công ty hoàn thiện chỉ trong 3 tuần trước khi tàu Titan chính thức thực hiện chuyến thám hiểm đi đến xác tàu Titanic.

Dang sau tham hoa Titan anh 3

Giám đốc điều hành OceanGate Stockton Rush. Ảnh: OceanGate.

Stanley nói với Business Insider rằng ông đã bị sốc khi đọc bài báo của Wired tiết lộ thêm thông tin về chuyến lặn năm 2019 của mình với Rush.

“Đồng hồ tận thế đã gần đến vậy mà tôi không hề hay biết. Tôi biết thân tàu không ổn định lắm, nhưng thông tin cụ thể về thiệt hại khiến tôi rất kinh ngạc”, chuyên gia tàu lặn chia sẻ.

Ông còn cảm thấy thất vọng với những người thân cận với Rush, vì cho rằng họ có thể nỗ lực hơn để ngăn vị CEO khỏi tham vọng của chính mình. “Càng có nhiều bằng chứng được đưa ra ánh sáng, lo lắng ban đầu của tôi càng xác đáng”, Stanley nói.

Bất chấp mọi lời khuyên, 4 năm sau (ngày 18/6/2023), Rush và 4 vị khách khác đã chi đến 250.000 USD cho một chỗ ngồi bên trong tàu Titan. Hành khách của Rush bao gồm một nhà thám hiểm người Anh, hai thành viên của một gia đình doanh nhân người Pakistan và một chuyên gia về tàu Titanic.

Chưa đầy 2 giờ sau khi lặn, Titan mất liên lạc với tàu mẹ ở trên mặt nước, tại địa điểm cách thành phố St. John’s, Newfoundland (Canada) khoảng 700 km về phía nam. Khi mất tích, con tàu đang trên đường tới nơi tàu Titanic bị đắm hơn một thế kỷ trước. Điều này đã mở ra chiến dịch tìm kiếm và giải cứu quốc tế quy mô lớn dành cho tàu Titan.

5 ngày sau, Lực lượng Tuần duyên Mỹ ngày 22/6 thông báo tàu lặn Titan đã bị “ép bẹp” tại khu vực gần xác tàu Titanic, khiến cả 5 người trên tàu thiệt mạng gần như ngay lập tức.

Giới chuyên gia nhận định cơ quan chức năng sẽ mất nhiều thời gian để xác định chính xác nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra. Trong khi đó, khả năng trục vớt thi thể các nạn nhân được đánh giá là gần như không thể do bản chất của tai nạn.

Theo Business Insider, cuộc điều tra liên bang về vụ nổ vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, tranh luận cũng đã nổ ra liên quan tới chi phí của chiến dịch tìm kiếm cứu nạn. Một số người đặt câu hỏi tại sao các cơ quan của chính phủ Mỹ và Canada - vốn hoạt động bằng tiền thuế của người dân - phải tham giải cứu một cuộc thám hiểm do tư nhân tổ chức.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Bài liên quan

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm