Tìm kiếm tàu ngầm Titan bị mất tích vào ngày 18/6 là cuộc chạy đua với thời gian. Con tàu này, di chuyển với tốc độ tối đa 5,5 km/h bằng 4 động cơ đẩy, đã mất liên lạc khoảng 105 phút sau khi lặn.
Trước khi mất tích, Titan đang hướng đến xác tàu Titanic, cách Newfoundland (Canada) khoảng 700 km. Nếu tàu vẫn còn nguyên vẹn, những người bên cũng gần hết oxy để thở.
Do thiết kế của Titan khóa kín từ bên ngoài, 5 hành khách mắc kẹt vẫn có thể nguy cơ ngạt thở kể cả khi lực lượng cứu hộ tìm thấy tàu nhưng chưa kịp đưa lên mặt nước.
“Chúng ta biết nơi tàu xuất phát, biết hướng đi và hải trình của nó trong một tiếng rưỡi", Frank Owen, cựu sĩ quan tàu ngầm và Giám đốc bộ phận thoát hiểm tàu ngầm của hải quân Australia, cho biết. Nhưng cuộc tìm kiếm vẫn còn khó khăn do khu vực tìm kiếm rộng và sự thay đổi thất thường của biển.
Công nghệ tìm kiếm duy nhất cũng khó sử dụng
Owen cho biết trong trường hợp khả quan là Titan đã lên được mặt nước, thì cảm biến hồng ngoại, tầm nhìn nhiệt và radar của các tàu thuyền và máy bay được cử đến khu vực có thể sẽ sớm phát hiện ra tàu.
“Nếu mặt biển tương đối yên tĩnh và Titan đã nổi lên, trên tàu sẽ có bộ phản xạ radar, máy phát vô tuyến và đèn nhấp nháy để hỗ trợ tìm kiếm”, Owen cho biết.
Một thành viên phi hành đoàn của máy bay giám sát hàng hải CP-140 Aurora thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Canada thả phao sonar để tìm kiếm tàu ngầm mất tích. Ảnh: Canadian Forces; Reuters. |
"Dù vậy vẫn giống như mò kim đáy bể, ngay cả khi thu hẹp được vùng tìm kiếm, thì diện tích mặt nước vẫn rất lớn", chuyên gia lưu ý.
Trong trường hợp Titan vẫn ở dưới nước, vấn đề sẽ trầm trọng hơn nữa. Chỉ có một số tàu và một trong số các máy bay đang thực hiện tìm kiếm được trang bị sonar, và cũng chỉ có thể tìm kiếm trong vùng nước tương đối nông.
“Các hệ thống sonar ghi hình ảnh đáy biển bằng âm thanh có thể đi sâu khoảng 2 km, một nửa độ sâu của xác tàu Titanic", Mohammed Sanhaji, chuyên gia sonar và khảo sát hàng hải, cho biết. Trong khi đó, Titan được thiết kế để đi xuống hơn 3,5 km, vượt xa điểm hầu hết sonar có thể chạm tới.
Công nghệ sonar gửi một chùm sóng âm thanh vào nước và ghi nhận tiếng vang phản xạ trở lại. Càng đi xa, sóng âm thanh càng bị khúc xạ bởi sự thay đổi áp suất và nhiệt độ trong nước. Do đó, càng tìm kiếm các vật thể sâu dưới bề mặt, sonar càng kém chính xác.
Và ngoài sonar, cũng không có lựa chọn nào khác để tìm kiếm dưới đáy biển. "Dưới đáy biển không có radar, không có GPS", Eric Fusil, Giám đốc điều hành của Odyssee Aus, một công ty chuyên về tàu ngầm của Australia, cho biết.
Các mảnh của xác tàu Titanic cũng có thể xuất hiện trên kết quả quét Sonar, khó xác định đâu là Titan đâu là các mảnh Titanic. Ảnh: WHOI. |
Fusil cho biết đèn pha hoặc chùm tia laze cũng không hoạt động, vì sẽ bị nước hấp thụ trong vòng vài mét. Có nghĩa là các đội cứu hộ đang lùng sục dưới đáy đại dương chỉ còn một phương án, đưa tín hiệu sonar xuống sâu hơn về phía vị trí nghi ngờ của Titan, bằng cách thêm tàu ngầm hoặc đưa các thiết bị sonar xuống sâu hơn bằng dây cáp.
Tuy nhiên, vì Titan đang khám phá đống đổ nát của Titanic, kết quả quét sonar có thể cho ra "dương tính giả". Bất kỳ tín hiệu nào cũng có thể là Titan hoặc một mảnh của con tàu đắm.
Thời gian eo hẹp để tìm kiếm và giải cứu
Một bản quét 3D xác Titanic gần đây, do Magellan Aerospace thực hiện, cho thấy các bộ phận của tàu trải rộng trên khoảng 25 km2. Quét một khu vực lớn như vậy sẽ mất nhiều thời gian hơn so với thời gian mà hành khách trên Titan có thể sống sót.
Không gian chật chội bên trong tàu ngầm mất tích có thể gây hoảng loạn cho hành khách. Ảnh: 7NEWS. |
Owen hy vọng những người trên tàu Titan tận dụng tối đa lượng oxy sẵn có. “Điều tốt nhất họ có thể làm là nằm xuống và đi ngủ, vì họ cũng không thể làm gì khác. Trong khi ngủ, chúng ta thở nông hơn, sử dụng ít oxy hơn và tạo ra ít carbon dioxide hơn", ông giải thích. Dù vậy tình trạng mắc kẹt dưới đáy biển trong một buồng nhỏ dễ gây hoảng loạn.
Ngay cả khi tìm thấy con tàu, nguy hiểm vẫn chưa hết. Titan sẽ cần được móc dây để kéo lên bề mặt. Quy trình này sẽ không dễ nếu tàu ở sâu hoặc bị vướng vào các vật thể, và các thiết bị cần thiết cũng không sẵn có tại hiện trường.
"Không có sẵn con tàu nào với dây kéo dài gần 4 km và cần cẩu", theo Neville Yard, chuyên gia cứu hộ tàu ngầm có kinh nghiệm với Hải quân Hoàng gia Anh và NATO, từng tham gia chiến dịch giải cứu tàu ngầm Kursk của Nga năm 2000.
Các thiết bị cần thiết sẽ cần được vận chuyển đến một cảng gần đó, lắp ráp sau đó đi thuyền 700 km, mất khoảng một ngày rưỡi, đến địa điểm xác tàu.
Tất cả quy trình này sẽ chiếm hết quỹ thời gian eo hẹp còn lại. “Thời gian đang chống lại chúng ta", Owen nói.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.