"Điểm đến ở đâu, có những hứa hẹn gì, Nụ không biết rõ. Và Nụ cũng chẳng cần biết. Chỉ biết là Nụ cần phải đi, cần phải tìm. Cuộc hành trình của Nụ trở thành một nhu cầu, một lẽ sống. Ít nhất là trong tâm tưởng của Nụ" - trích đoạn tác phẩm.
Bên kia đồi là cuộc độc thoại nội tâm của nhân vật, cũng là lời bộc bạch của chính tác giả. Võ Mỹ Linh đã đi theo những cuộc hành trình của James Joyce, Virgina Woolf, Jack Kerouac…
Bìa cuốn Bên kia đồi của tác giả Võ Mỹ Linh. |
Với lối diễn đạt tự thuật, người đọc sẽ nhìn ra được tác giả qua nhân vật Nụ, thấy được hoàn cảnh khó khăn của cô và niềm tự hào khi vượt qua được những điều đó.
Những người Nụ biết, ngoài một số xếp vào hạng các thành phần xấu của xã hội, đều là “nạn nhân” của hoàn cảnh bi đát. Cô không nói ra, nhưng người đọc cảm được cái xót xa của cô đối với họ...
Cuộc hành hương của Nụ rút cuộc lại đưa cô trở về điểm ban đầu, chỉ khác là giờ đây Nụ biết được bên kia ngọn đồi có thể cũng chẳng có gì. “Nhưng nhất thiết cứ phải bước sang. Để khi đứng đấy nhìn về, người ta sẽ thấy yêu hơn cái cũ”. Phải chăng bên kia đồi có gì hay không cũng chẳng quan trọng?