Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Báo chí trước 1945 được phát hành đến độc giả như thế nào?

Phát hành báo chí trước 1945 ghi nhận độc giả thoải mái nhận báo đọc và trả tiền sau qua các phái viên của báo được cử đến. Còn báo trong tù thì truyền tay nhau mà đọc bí mật.

Bao chi dao truoc 1945 duoc phat hanh den doc gia nhu the nao? anh 1

Bằng nhiều hình thức phát hành khác nhau, báo chí dạo trước 1945 đã đến tay độc giả qua nhiều phương tiện. Trong đó, có báo thực hiện cả hình thức lấy chữ tín của độc giả mà phát hành trước, thu tiền báo sau. Nhưng cũng do đó có lúc, gặp những tình cảnh thật oái oăm.

Phát hành báo chí trong nhà lao

Đối với những tờ báo cách mạng, mà thường là những báo phát hành bí mật, bất hợp pháp trong mắt của chính quyền thực dân, con đường để báo đến với độc giả theo mối dây riêng.

Trong hồi ký Mặt trận Dân chủ Đông Dương, Trần Huy Liệu cho biết có anh bạn Nguyễn Văn Phổ là người làm vô tuyến điện trên tàu Merlin. Phổ cũng đồng thời là người mang sách báo cách mạng từ Nam ra Bắc.

Bao chi dao truoc 1945 duoc phat hanh den doc gia nhu the nao? anh 2

Nhà báo Xuân Thủy, người cầm trịch báo Suối reo trong nhà tù Sơn La. Ảnh tư liệu.

Trường hợp của Nguyễn Văn Phổ chỉ là trong muôn một những mắt xích vận chuyển, phát hành báo bí mật. Dễ hiểu là ta thấy những người này thường làm trên tàu, thuyền, hỏa xa (xe lửa)… có điều kiện di chuyển nhiều nơi.

Đến như ở Côn Đảo là nơi giam giữ tù nhân, sự kiểm soát thực gắt gao, nhưng báo chí vẫn được chuyển đến một cách bí mật.

Theo Hoàng Quốc Việt trong sách Nhân dân ta rất anh hùng, dạo 1933-1934 “báo chí do anh em làm tàu chuyển đến rất đầy đủ. Báo Lu (đọc), báo Vu (nhìn) có đều”. Nhờ đó mà tù nhân cộng sản theo dõi được tình hình trong và ngoài nước. Nào là vụ án Dimitrov, nào tin Liên Xô tham gia Hội Quốc liên…

Có những tờ báo được làm ngay trong tù, như báo Suối reo ra đời năm 1940 ở nhà tù Sơn La do Xuân Thủy cầm trịch.

Trong hồi ký Suối reo năm ấy cho hay, làm báo trong tù đã khó, việc đọc cũng không dễ dàng gì, phải bí mật, lại phải làm sao khéo léo chuyển qua các phòng giam. Báo được đọc vào buổi tối sau khi giám thị đã đi kiểm tra và khóa cửa phòng giam, một người sẽ đọc cho mọi người cùng nghe.

Đọc báo trước, trả tiền sau

Thời gian những năm 30 thế kỷ trước, Sơn Nam còn nhớ như in năm 1936 mình đương học chương trình thời Pháp thuộc, tương đương lớp Ba hiện nay tại trường làng Cù Hóa thuộc Kiên Giang. Ấn tượng về báo chí mà tác giả Hương rừng Cà Mau tương lai nhớ lúc ấy rõ ràng lắm.

Sơn Nam nhớ bấy giờ, báo chí ở Sài Gòn để phát hành đến độc giả, đã có cách tiếp thị rất độc đáo. Kiểu tiếp thị báo chí này nay không còn nữa, nhưng lại được báo chí Sài Gòn khi đó áp dụng.

Tòa soạn sẽ gửi báo đến cho độc giả xem trước. Sau đó khoảng đôi ba tháng, ty quản lý của báo sẽ cử người “phái viên” đến nhà độc giả đã nhận báo để thu tiền. Trước khi người phái viên được cử đến, tờ báo đó sẽ đăng thông tin kèm ảnh của phái viên để đề phòng trường hợp mạo danh.

Việc gửi báo trước, thu tiền sau thể hiện một cách phát hành báo chí thú vị khi cho độc giả được nhận báo mà chưa phải trả tiền.

Hồi ký Tuổi già của Sơn Nam ghi: “Thầy phái viên mặc áo vét, thắt cà vạt, xách cặp da đến nhà “con nợ”, với bảng kê khai những số báo đã gởi theo bưu điện. Người mua báo vui mừng, xem vị phái viên như thượng khách, hãnh diện với chòm xóm”.

Để được tòa báo gửi báo đến cho mình, việc cũng thật rất đơn giản. Vẫn Sơn Nam cho hay, nếu người thích tờ báo tình cờ gặp được tờ báo ở nhà người bạn nào đó, mình thấy hấp dẫn và muốn đọc những số sau, chỉ việc viết thư gửi ty quản lý của báo đề xin mua mà chưa cần trả tiền đặt trước, cứ thế thoải mái nhận báo đọc và sau này trả tiền cho phái viên khi họ đến thu.

Một lối phát hành báo chí phổ biến dạo xưa, ấy là thông qua những người bán báo lẻ. Đội ngũ này thường ăn hoa hồng là 20% giá báo và lực lượng đông đảo để đưa báo đến với độc giả ở các đô thị, bài “Ý kiến độc giả về việc tăng giá báo” của Sài Thành nhật báo, số 29, ra ngày 24/12/1930 có ghi việc này.

Bao chi dao truoc 1945 duoc phat hanh den doc gia nhu the nao? anh 3

Sài Thành nhật báo số 54, ra ngày 26/1/1931 thông tin rõ việc cử phái viên Lê Quang Giáp (cùng ảnh đính kèm) đi thu tiền báo ở Sa Đéc và Long Xuyên. Ảnh: Trần Đình Ba.


Lừa lọc trong phát hành báo chí

Việc phát hành báo có lúc cũng gặp tình trạng lừa lọc của mấy tay làm tiền mượn danh báo mà bịp độc giả đặt báo. Chính vì để ngừa cái tệ lừa lọc ấy, Sài Thành nhật báo, số 33, ra ngày 30/12/1930 đã phải dành một ô nhỏ ở trang 2 mà đưa cái tin “Bổn báo khải sự - Xin độc giả lưu ý” với cảnh báo như sau:

“Từ lúc mới ra đời đến nay bổn báo không e phái một người nào đi cổ động, thâu tiền lời rao, hay tiền mua báo chi cả.

Vậy nếu có một người nào đến liệt quý độc giả mà thâu tiền gì, thì là quân gian dối, giả mạo, xin độc giả chớ lầm.

Ngày nào bổn báo có phái người đi cổ động và thâu tiền báo, sẽ bá cáo cho liệt vị hay trước và có giao đủ giấy tờ, toa vé có chữ ký tên của Bổn báo Tổng lý Trương Duy Toản, và có nhận dấu báo SÀI THÀNH.

Xin độc giả lưu ý giùm, Bổn báo rất đội ơn”.

Tin này số báo sau đó của Sài Thành nhật báo, số 34, ra ngày 31/12/1930 đăng lại để lưu ý độc giả quan tâm. Khi cử đại diện đi thu tiền báo, báo quán liền thông tin trực tiếp ngay trên mặt báo cả thông tin cùng chân dung người đại diện của mình để khán giả được tỏ tường và nhận diện.

Sài Thành nhật báo số 54, ra ngày 26/1/1931 trong tin “Bổn báo khải sự”, trong đó thông tin rõ việc cử phái viên Lê Quang Giáp sẽ đến hai tỉnh Sa Đéc và Long Xuyên “để cổ động và thâu tiền” cho báo. Đồng thời cũng nhắc chung đến người mua, đặt báo “vậy vị độc giả nào chưa kịp gửi tiền cho bổn báo, xin vui lòng đóng cho. Lê Quang Giáp, người sẽ cho biên lai, có đóng dấu và ký tên hẳn hòi”.

Việc thu tiền báo như thế này xác nhận ký ức của Sơn Nam ở trên đúng y khung.

Nhưng cũng có lúc chính người được báo cử đi cổ động, thu tiền báo của độc giả cũng làm báo lâm vào cái thế khó xử vì không thông tin tức, nên báo một mất mười ngờ mà phải làm việc chẳng đặng đừng.

Bao chi dao truoc 1945 duoc phat hanh den doc gia nhu the nao? anh 4

Báo Ánh sáng số 39, ra ngày 14/9/1935 cảnh báo độc giả không gửi tiền cho phái viên của báo vì tin tức không thông. Ảnh: Trần Đình Ba.

Có thể lấy trường hợp báo Ánh sáng mà dẫn. Trong số 39, ra ngày 14/9/1935, báo Ánh sáng đã phải đưa tin “Khẩn cấp khải sự” ở trang 3 với nội dung như sau:

“M. Phạm Phú Tuy đi cổ động và thu tiền cho A.S. ở miền Nam Trung Kỳ, M. Nguyễn Đình Miến ở miền Bắc Trung Kỳ và Bắc Kỳ, từ ngày A.S. còn đương xuất bản. Vì mấy lâu nay chưa được tin tức gì của hai ông ấy nên nhà báo chưa rõ sự thể thế nào, còn đương điều tra, vậy từ nay xin các bạn đừng đóng tiền báo cho hai người ấy nữa”.

Báo 'Đời mới' năm 1935 trong ký ức Trần Huy Liệu

"Đời mới" không do ông chủ nào đầu tư tiền bạc, không ai quản lý. Ngay từ số đầu tiên, “nó đã phải sống bằng những món vay mượn, quyên góp của các anh em".

Tản Đà khai sinh ‘chiếc thuyền nan’ An Nam tạp chí như thế nào?

"An Nam tạp chí" được Tản Đà khai sinh năm 1926 với mục đích cao cả. Nhưng đường làm ông chủ báo của thi sĩ thật bấp bênh khi báo ra dăm số bị đình bản, hồi sinh rồi đình bản.

Doi bo nuoc mat hinh anh

Đôi bờ nước mắt

0

Là một tác giả trẻ, Đào Quốc Minh đã có những suy tư sâu sắc, với cái nhìn nhân văn về lịch sử dân tộc và thân phận con người.

Tay choi Doan Tu Huyen hinh anh

Tay chơi Đoàn Tử Huyến

0

Chơi sách với Đoàn Tử Huyến là tìm được những cuốn sách đích đáng để dịch, in ra cho bạn đọc thưởng thức. Làm sách đẹp, sách sang trọng, sách bình dân phục vụ từng lớp độc giả.

Trần Đình Ba

Bạn có thể quan tâm