Theo đó, Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phát huy truyền thống đại đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mọi nhà, mọi người có điều kiện vui xuân, đón Tết.
Không sử dụng ngân sách Nhà nước bắn pháo hoa
Trong đó, Ban Bí thư lưu ý quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi...
Ban Bí thư yêu cầu tổ chức tốt việc thăm hỏi, chúc Tết thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với đất nước, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang...
Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, hội nghị tổng kết năm, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hoá của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.
Ban Bí thư yêu cầu chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mọi nhà, mọi người có điều kiện vui xuân, đón Tết. Ảnh: Hoàng Hà. |
Lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn, quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2023 và Tết Quý Mão phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không sử dụng ngân sách Nhà nước.
Ban Bí thư yêu cầu không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; chỉ dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách Nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định.
Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng phải thật sự nêu gương trong việc thực hiện vui xuân, đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Ban Bí thư lưu ý việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm tốt công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19, cúm, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ…
Ổn định giá cả, bảo đảm xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu
Ngoài ra, Ban Bí thư cũng chỉ đạo tăng cường công tác dự báo và quản lý thị trường, ổn định giá cả, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa,, dịch vụ, bảo đảm xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ, đẩy giá hàng hoá tăng cao bất thường để thu lợi bất chính.
Các đơn vị chủ động có kế hoạch bảo đảm đủ phương tiện vận chuyển hàng hoá và phục vụ nhân dân, kiều bào ta từ nước ngoài về quê đón Tết đi lại thuận tiện, an toàn; có kế hoạch cụ thể, bố trí cán bộ, nhân viên trực Tết, kịp thời xử lý, giải quyết hiệu quả mọi công việc, tình huống phát sinh; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ; khẩn trương trở lại làm việc bình thường sau ngày nghỉ, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, Ban Bí thư nhấn mạnh đến việc chú trọng công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn không gian mạng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm, sẵn sàng phương án ngăn chặn, xử lý hiệu quả các tình huống phức tạp xảy ra, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc...
Những cuốn sách hay về biển đảo Việt Nam
Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, do tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên, nói về lịch sử xác lập, thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với các vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Cà Nóng chu du Trường Sa là một cuốn sách thú vị về biển đảo, là chuyến du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử của cha ông trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo.
Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802-1945). Các chúa Nguyễn đã lập những đội thuyền như: Thanh Châu, Hải Môn, Bắc Hải,… để vượt biển đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền