Gặp chấn thương khi tham gia các giải đấu không phải điều hy hữu với vận động viên (VĐV). Va chạm lúc đối kháng, sơ suất về mặt kỹ thuật, thể lực bào mòn vì quá sức là những nguyên nhân có thể dẫn đến chấn thương.
Đánh giá thể trạng, đưa ra các bài tập phù hợp, đồng thời kết hợp chế độ ăn uống đặc biệt là những bước quan trọng để đội ngũ y tế giúp VĐV lấy lại phong độ.
Giáo án riêng khi luyện tập
Việc gặp chấn thương khi thi đấu thường xuyên xảy ra. Với những trường hợp không quá nặng, không cần đến các điều trị y tế chuyên sâu, VĐV sẽ nhận được sự hỗ trợ tối đa để có thể quay lại thi đấu.
Ở những bộ môn có lịch thi đấu dày đặc và tính đối kháng cao, va chạm nhiều như võ thuật, bóng rổ, bóng đá,… VĐV thường xuyên tạo áp lực lên các nhóm cơ, khớp gối, hệ xương. Điều này dẫn đến tình trạng cơ, xương khớp bị đè nén. Khi có va chạm với đối thủ, VĐV có thể đối mặt những chấn thương nghiêm trọng, không đơn thuần là viêm sưng ở các nhóm cơ, xương khớp. Lúc này, đội ngũ y tế sẽ cùng HLV thể lực, HLV chính xem xét tình trạng sức khỏe VĐV và đưa ra giáo án tập luyện phù hợp.
Các bài tập riêng sẽ được đưa vào để hỗ trợ cầu thủ chấn thương. Ảnh: Nguyên Khang. |
Giáo án luyện tập, phục hồi thể trạng của VĐV hầu hết là bài tập thả lỏng để đội ngũ y tế tìm ra nguồn gốc của chấn thương. Luyện tập nhẹ kết hợp cùng bảo dưỡng cơ thể phù hợp sẽ giúp VĐV sớm phục hồi và giữ vững phong độ. Thông thường, các bài tập cường độ cao sẽ bị hạn chế để tránh chấn thương tái phát hoặc tăng nặng.
Tham dự các giải đấu lớn, VĐV không chỉ muốn tìm kiếm chiến thắng cá nhân mà còn mang cả trách nhiệm cùng sự tin tưởng của người hâm mộ, thế nên áp lực tâm lý đè nặng lên họ là điều không tránh khỏi. Với tình huống VĐV gặp phải vấn đề tâm lý, không thể thả lỏng cơ thể, chấn thương cũng dễ tìm đến.
Vì vậy, việc tạo cho VĐV một tâm lý thoải mái cũng là cách để họ có thể thả lỏng khi thi đấu, hạn chế sai sót không đáng có dẫn đến chấn thương.
Nguyên tắc bảo dưỡng cơ thể hậu chấn thương
Thời điểm sau khi bị chấn thương, ngoài việc luyện tập có giáo án riêng, VĐV cũng phải làm quen với giờ giấc nghỉ ngơi thay đổi. Khi cơ thể gặp rắc rối, các tế bào cần có thời gian để hoạt động, “sửa chữa”. Việc nghỉ ngơi đúng cách, đúng giờ đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra đúng tiến độ, giúp VĐV sớm được trở lại thi đấu.
VĐV phải làm quen với các bài tập nhẹ sau chấn thương trước khi thực hiện những bài tập cường độ cao. Ảnh: BangkokPost. |
Một nguyên tắc được các chuyên gia đưa ra chính là thời gian VĐV hạn chế tập luyện bằng đúng thời gian họ cần để quay trở lại với các bài tập ở cường độ cao nhất mà cơ thể tiếp nhận được. Do đó, nghỉ ngơi đúng cách cũng là điều bắt buộc trong điều trị chấn thương.
Giữ cơ thể khỏe mạnh sẽ hỗ trợ khả năng chữa lành vùng bị chấn thương tốt hơn. Cách đơn giản để giảm viêm là phương pháp chườm nóng - lạnh luân phiên, giúp các cơ được thả lỏng. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học cũng giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Thông thường, chế độ dinh dưỡng của một VĐV gặp chấn thương sẽ có nhiều hơn các dưỡng chất mà cơ thể cần, nhằm bổ sung, bù đắp những thiếu hụt trước đó.
Lịch ăn uống cũng như các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sẽ được đội ngũ y tế thực hiện dựa trên phác đồ sức khỏe riêng của mỗi VĐV. Họ phải đảm bảo VĐV có đầy đủ năng lượng, chất thiết yếu trong quá trình hồi phục. Ăn những loại thực phẩm tự nhiên và uống nhiều nước giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. VĐV cũng được yêu cầu tránh xa các chất kích thích như rượu bia, đồ cay, nóng.
Chế độ ăn uống không chỉ giúp duy trì, nâng cao nền tảng thể lực cho VĐV mà còn phải đảm bảo bổ sung các chất mang đến sự dẻo dai, linh hoạt, chắc khỏe cho cơ xương khớp. Điều này nhằm hạn chế chấn thương và giúp VĐV hồi phục trong thời gian nhanh nhất. Một trong những dưỡng chất mà hầu hết VĐV cần để duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp chính là glucosamine.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình hồi phục chấn thương. |
Glucosamine tác động sâu vào từng mô khớp, hỗ trợ tái tạo, bảo vệ sụn khớp, giúp xương khớp toàn thân chắc khỏe. Việc nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh, sụn khớp dẻo dai giúp VĐV tránh được rủi ro bị sưng viêm, tổn thương cơ thể khi có lịch thi đấu dày đặc.
Đây là dưỡng chất cơ thể có thể tự tổng hợp. Song những người chơi thể thao, VĐV chuyên nghiệp có thể bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc các thực phẩm có chứa dưỡng chất này như Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage. Với thành phần chính là glucosamine và sụn cá mập, sản phẩm cung cấp và nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh, giảm thiểu những rủi ro chấn thương cũng như giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Zing News phối hợp Vitatree - thương hiệu sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Australia - thực hiện tuyến nội dung "Xương chắc khớp khỏe, thể thao vui vẻ", đề cao việc quan tâm sức khỏe xương khớp trong thi đấu, luyện tập thể thao.
Vitatree hiện có hơn 40 sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và phân phối tại thị trường Việt Nam. Trong đó, Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage là sản phẩm giúp bổ sung glucosamine hỗ trợ duy trì sức khỏe xương khớp và chức năng sụn khớp. Vận động viên, người chơi thể thao sẽ giảm thiểu được nguy cơ, dễ dàng hồi phục chấn thương khi có hệ xương khớp khỏe mạnh.
Độc giả có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.