Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ảnh các công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội 100 năm trước và ngày nay

Những bức ảnh này cho thấy phần nào diện mạo của đô thị Hà Nội trong những năm đầu thế kỷ 20 và mang nét cổ kính, hài hòa cùng vẻ đẹp hiện đại ngày nay.

Cong trinh kien truc Phap anh 1Cong trinh kien truc Phap anh 2

Sách Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính là công trình chung của PGS.TS Phan Phương Thảo (chủ biên) viết cùng các học giả có uy tín và tâm huyết với Hà Nội. Sách gồm các nghiên cứu chuyên đề về quá trình hình thành và biến đổi, quy hoạch các loại hình kiến trúc của các khu phố Tây ở Hà Nội. Bên cạnh đó, sách còn giới thiệu bộ sưu tập ảnh các công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội xưa và nay do tiến sĩ, nhà báo Ngô Vương Anh thực hiện. Trong ảnh là bót Hàng Trống, nay là trụ sở công an quận Hoàn Kiếm.

Cong trinh kien truc Phap anh 3Cong trinh kien truc Phap anh 4

Bảo tàng Louis Fìnot là bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, ở phố Concession, hiện nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 1, phố Phạm Ngũ Lão. Bảo tàng được xây dựng năm 1925, hoàn thành năm 1932 và mang tên giám đốc bảo tàng thời kỳ đó. Công trình do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế. Đây là công trình tiêu biểu cho sự kết hợp của phong cách kiến trúc Á - Âu.

Cong trinh kien truc Phap anh 5Cong trinh kien truc Phap anh 6

Ngân hàng Đông Dương nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhà băng Đông Dương ban đầu đặt ở phố Hàng Trống trong một ngôi nhà gác to, bề thế, song không xứng đáng với vai trò của một cơ quan biểu tượng cho quyền lực. Bởi vậy, một trụ sở mới của Nhà băng Đông Dương được khởi công xây dựng, có diện tích 3.150 m2 và hoàn thành vào năm 1931. Vị trí Ngân hàng Đông Dương nằm ở góc phố Lý Thái Tổ, Lê Lai, Lê Phụng Hiểu, Tông Đản.

Cong trinh kien truc Phap anh 7Cong trinh kien truc Phap anh 8

Ga Hàng Cỏ. Năm 1897, Hội đồng tối cao Đông Dương quyết định thông qua kế hoạch tổng thể thiết lập hệ thống đường sắt trên toàn Đông Dương, trong đó có tuyến từ Hà Nội đến biên giới Trung Quốc (đoạn thứ nhất từ Hà Nội đến Phủ Lạng Thương). Đến năm 1903, Nhà ga Hàng Cỏ chính thức được xây dựng trên một khu đất có diện tích 216.000 m2, trong đó diện tích xây dựng nhà cửa là 10.500 m2. Ga Hàng Cỏ được cải tạo nhiều lần, nay là Ga Hà Nội, số 120 đường Lê Duẩn.

Cong trinh kien truc Phap anh 9Cong trinh kien truc Phap anh 10

Tòa nhà Bộ Ngoại giao (xưa là Sở Tài chính Đông Dương). Tòa nhà được xây dựng năm 1928 theo thiết kế của kiến trúc sư Ernest Hébrard. Đây là công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ truyền Việt - Khmer.

Cong trinh kien truc Phap anh 11Cong trinh kien truc Phap anh 12

Phố Đinh Tiên Hoàng xưa và nay.

Cong trinh kien truc Phap anh 13Cong trinh kien truc Phap anh 14

Tòa đốc lý Hà Nội là cơ quan đứng đầu quản lý thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm trước Phủ Toàn quyền Đông Dương. Công trình kiến trúc Tòa Đốc lý Hà Nội được hoàn thành vào năm 1887, do hai nhà thầu Vezin và Huardu xây dựng. Hiện nay vị trí trên Tòa đốc lý xưa chính là UBND thành phố Hà Nội, số 79 Đinh Tiên Hoàng.

Cong trinh kien truc Phap anh 15Cong trinh kien truc Phap anh 16

Cửa hàng bách hóa Godard (Magasins Godard) - tiền thân của Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza - trên phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền).

Cong trinh kien truc Phap anh 17Cong trinh kien truc Phap anh 18

Khách sạn Metropole (nay là Khách sạn Sofitel Metropole) xây dựng năm 1901, theo phong cách kiến trúc cổ điển Pháp.

Cong trinh kien truc Phap anh 19Cong trinh kien truc Phap anh 20

Trường Grand Lycée Albert Sarraut (nay là trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1915, công trình Trường Trung học Đông Dương ở Hà Nội được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư chánh Sở nhà cửa dân sự Aldophe Busy trên đại lộ République (phố Hoàng Văn Thụ). Công trình này là ví dụ tiêu biểu về kiểu cách địa phương miền Bắc nước Pháp. Năm 1923, Trường Trung học Đông Dương đổi tên thành Trường Trung học Albert Sarraut.

'Hà Nội 1967-1975' qua những bức ảnh

Sách ảnh "Hà Nội 1967-1975" đưa những khoảnh khắc của thủ đô từ nửa thế kỷ trước đến với bạn đọc một cách chân thực, sống động.

Con người, cảnh vật miền Bắc 150 năm trước qua ảnh

Thành Hà Nội, chùa Báo Ân, ngã ba sông Hồng, chân dung thiếu nữ, lễ rước trong một đám cưới… được ghi lại sống động qua ống kính của Émile Gsell.

Minh Châu

Nguồn: Tiến sĩ, nhà báo Ngô Vương Anh

Bạn có thể quan tâm