1. Chelsea: Đội chủ sân Stamford Bridge lột xác sau khi được tỷ phú Roman Abramovich mua lại và đầu tư mạnh tay. 2 năm trước, Chelsea gây sốc khi biến Kepa trở thành thủ môn đắt nhất thế giới. Cầu thủ người Tây Ban Nha cũng là bản hợp đồng có phí chuyển nhượng kỷ lục của đội bóng. Mùa giải này, sau một năm bị cấm chuyển nhượng, Chelsea chi hơn 200 triệu euro để chiêu mộ Timo Werner, Kai Havertz, Hakim Ziyech... |
2. Real Madrid: Thương hiệu "Galacticos" là minh chứng cho số tiền đội chủ sân Bernabeu đổ vào thị trường chuyển nhượng suốt 20 năm qua. Nhiều ngôi sao như Cristiano Ronaldo, Eden Hazard, Gareth Bale... đều là các tân binh có mức phí chuyển nhượng lớn hàng đầu châu Âu. Mùa giải năm nay, đương kim vô địch La Liga vẫn chưa có bản hợp đồng đáng chú ý nào. |
3. Barca: Đội chủ sân Camp Nou nổi tiếng với việc sở hữu lò đào tạo La Masia trứ danh, nhưng cũng chi không ít tiền trên thị trường chuyển nhượng để mang về những ngôi sao. Tuy nhiên, những mùa giải gần đây, Barca mang về nhiều hợp đồng không chơi đúng kỳ vọng như Antoine Griezmann hay Philippe Coutinho, khiến CLB đối mặt vấn đề tài chính. |
4. Man City: Sau khi nhận được sự đầu tư từ những ông chủ Saudi Arabia, đội chủ sân Etihad lột xác để trở thành một trong những thế lực tại châu Âu. "Gã nhà giàu" thành Manchester không ngại chi để mang về những bản hợp đồng bom tấn. Dưới thời HLV Pep Guardiola, Man City thậm chí chi tới 370 triệu euro để nâng cấp hàng phòng ngự. |
5. Juventus: "Bà đầm già" thành Turin chi nhiều tiền trên thị trường chuyển nhượng, nhưng cũng thu về không ít lợi ích về kinh tế và hình ảnh. Juventus sẵn sàng chi để mang về những cầu thủ ngoài 30 tuổi như Ronaldo hay Gonzalo Higuain, song đều cho thấy sự hiệu quả. Mùa hè này, đội chủ sân Allianz cũng chiêu mộ Arthur Melo từ Barca, để Miralem Pjanic ra đi theo chiều ngược lại và chỉ mất thêm 12 triệu euro. |
6. Man Utd: Sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, đội chủ sân Old Trafford hoạt động mạnh mẽ trên thị trường chuyển nhượng nhưng chỉ mới cho thấy những dấu hiệu tích cực dưới thời HLV Ole Gunnar Solskjaer. Những bản hợp đồng Harry Maguire, Aaron Wan-Bissaka hay Bruno Fernandes đã thể hiện tầm ảnh hưởng. Song, Man Utd cũng có những tân binh chơi dưới kỳ vọng như Angel Di Maria hay Alexis Sanchez. |
7. Inter Milan: Dưới thời HLV Antonio Conte, đội chủ sân San Siro không ngại chi tiêu mạnh tay với tham vọng phá vỡ thế thống trị của Juventus ở Serie A. Những mùa giải gần đây, Inter Milan đã chiêu mộ Romelu Lukaku, Achraf Hakimi, Christian Eriksen... để hiện thực hóa mục tiêu vô địch nhưng chưa thể có được danh hiệu. Mùa giải vừa qua, thầy trò HLV Conte về nhì tại Serie A và Europa League. |
8. PSG: Sau khi được các ông chủ Qatar tiếp quản năm 2011, đội chủ sân Parc des Princes liên tục bạo chi trên thị trường chuyển nhượng. PSG thể hiện vị thế thống trị tại nước Pháp nhưng chưa có thành tích nổi bật ở đấu trường châu lục. Mùa giải vừa qua, đội bóng này có lần đầu vào chung kết Champions League nhưng để thua Bayern Munich. |
9. Liverpool: Sau nhiều mùa giải đầu tư với việc mang về những bản hợp đồng đắt giá nhưng phù hợp như Virgil van Dijk, Alisson Becker, Fabinho, Mohamed Salah... Liverpool cũng có được chức vô địch Premier League sau 30 năm chờ đợi. HLV Juergen Klopp cũng giúp đội chủ sân Anfield đăng quang Champions League và đang hướng đến mục tiêu tái lập những thành tích đã đạt được. |
10. Atletico Madrid: Dưới thời HLV Diego Simeone, đội chủ sân Wanda Metropolitano cho thấy chính sách mua bán hợp lý. Atletico sẵn sàng bán những ngôi sao như Diego Costa, Griezmann... nhưng không ngại chi đậm để mang về các giải pháp thay thế và cho thấy sự hiệu quả. Trong đội hình của HLV Simeone hiện tại có nhiều cầu thủ như Jan Oblak, Thomas Partey... được nhiều CLB theo đuổi. |