Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xuất khẩu rau quả chế biến tiếp tục vượt 1 tỷ USD

Liên tục tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, rau quả chế biến tiếp tục nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên trong năm 2023.

Những năm gần đây, sản phẩm rau quả chế biến luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Ảnh: Việt Linh.

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đến hết tháng 11/2023, xuất khẩu rau quả chế biến đã đạt 996,5 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự kiến xuất khẩu rau quả chế biến cả năm 2023 sẽ đạt trên 1,2 tỷ USD.

Trước đó, trong năm 2022, xuất khẩu rau quả chế biến cũng lần đầu tiên đạt 1,014 tỷ USD, tỷ trọng rau quả chế biến chiếm 29,47%. Như vậy, năm 2023 sẽ là năm thứ 2 giá trị xuất khẩu mặt hàng này vượt 1 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng ổn định, và ghi nhận mức tăng mạnh trong năm 2020 - thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, mức tăng bình quân 19,5%/năm, từ 400 triệu USD năm 2016 tăng lên 798 triệu USD năm 2020.

Thị trường xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của Việt Nam là 162 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Việt Nam tập trung xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Australia...

Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong những năm gần đây, sản phẩm rau quả chế biến luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Do nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến có xu hướng gia tăng trên toàn cầu.

Việt Nam hiện có 150 nhà máy chế biến rau quả công nghệ hiện đại công suất chế biến đạt gần 1,1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, số nhà máy này chỉ chế biến được khoảng 8-10% sản lượng trái cây, rau củ mỗi năm. Ngoài ra, 3,4 triệu tấn rau quả được chế biến bởi 7.500 cơ sở chế biến bảo quản trái cây quy mô siêu nhỏ, hộ gia đình, những sản phẩm này khó đáp ứng chất lượng cho xuất khẩu.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, qua đại dịch càng thấy rõ việc xuất khẩu nông sản tươi về lâu dài sẽ còn gặp nhiều khó khăn, trong khi nông sản đã qua chế biến có thể đi xa hơn, không phụ thuộc quá nhiều vào khâu vận chuyển mà nhu cầu tiêu thụ lại có xu hướng tăng lên.

Mặc dù vậy, ông thừa nhận đa số hàng nông sản chế biến, đặc biệt dưới dạng đông lạnh, của Việt Nam bán tại các thị trường quốc tế là dưới hình thức nguyên liệu để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm, thức uống. Điều này khiến thương hiệu rau quả Việt Nam chưa được biết đến nhiều.

Không phải ai cũng có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với những doanh nhân, tỷ phú, những nhà quản lý doanh nghiệp nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, vẫn có cách để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu về câu chuyện kinh doanh, cuộc đời, kinh nghiệm của các doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng thông qua sách.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách doanh nhân - nơi chia sẻ những cuốn sách, câu chuyện về cuộc đời và kinh nghiệm của các tỷ phú, nhà quản lý nổi tiếng thế giới. Tủ sách không chỉ bao gồm các cuốn sách, câu chuyện từ tác giả độc lập mà còn bao gồm những cuốn sách do chính các tỷ phú viết về cuộc đời mình. Tủ sách doanh nhân mong muốn gửi tới độc giả các câu chuyện, góc nhìn về những cá nhân thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời mong muốn lan tỏa tri thức, phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Nhập khẩu hơn 26 triệu tấn than cho sản xuất điện năm 2024

Nhu cầu than cho sản xuất điện năm 2024 là hơn 74,3 triệu tấn. Tuy nhiên, hai công ty trong nước chỉ cung ứng được khoảng 48 tấn.

Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu kỷ lục

Trong 11 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt gần 619,2 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước.

Thủ tướng chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu gạo

Thủ tướng yêu cầu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như EU, Hàn Quốc, Mỹ, khu vực Bắc Mỹ.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm